Báo chí với hoạt động cải cách tư pháp trong ngành kiểm sát nhân dân

Sáng 11/12 tại Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo với chủ đề "Báo chí với hoạt động cải cách tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân".

Phát biểu tại hội thảo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: Hội thảo nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ phối hợp giữa ngành kiểm sát với các cơ quan báo chí ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần nâng cao nhận thức, vai trò của báo chí đối với hoạt động cải cách tư pháp trong ngành kiểm sát nhân dân.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoà Bình, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN


Để nâng cao vai trò của báo chí đối với công cuộc cải cách tư pháp và hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất: Khi đưa tin về kết quả điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án lớn, nghiêm trọng, phức tạp được dư luận cả nước quan tâm, các cơ quan báo chí cần phối hợp và tham khảo ý kiến của đơn vị thụ lý giải quyết vụ án để đảm bảo nội dung thông tin được chính xác. Các cơ quan báo chí dành thời lượng nhiều hơn việc thông tin về những gương người tốt - việc tốt trong ngành kiểm sát...

Định hướng các hội viên nhà báo trong việc thông tin tuyên truyền về cải cách tư pháp và hoạt động kiểm sát, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Thuận Hữu lưu ý: Các cấp Hội và hội viên cần nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò cũng như tầm quan trọng của báo chí trong việc thông tin tuyên truyền về công cuộc cải cách tư pháp nói chung, ngành kiểm sát nhân dân nói riêng; coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong việc định hướng cho nhân dân hiểu và chấp hành pháp luật một cách tự giác.

Các cấp Hội và hội viên nên phối hợp thường xuyên, chặt chẽ và có hiệu quả với ngành kiểm sát nhân dân trong việc thông tin về hoạt động cải cách tư pháp. Các cấp Hội và hội viên cũng cần đề cao tính khách quan, trung thực của thông tin về ngành kiểm sát, bởi đây là lĩnh vực có tác động lớn tới việc thực thi và đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật.

Các tham luận tại hội thảo đã nêu bật những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả sự phối hợp giữa cơ quan báo chí với ngành kiểm sát nhân dân. Các nhà báo đề nghị: Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần tổ chức các cuộc họp báo định kỳ theo tháng hoặc quý để mở ra kênh tiếp xúc chính thức giữa báo chí với ngành để thông tin kịp thời, chính thống về những vấn đề liên quan tới ngành kiểm sát.


Nhà báo Vũ Thế Lân (Báo Nhân dân) cho rằng, ngành kiểm sát nhân dân cần cởi mở hơn với báo chí, nhất là chủ động trong việc thông tin cho báo chí về hoạt động của ngành. Đối với những vụ án được dư luận xã hội và báo chí quan tâm, với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nên chủ động có tiếng nói.

Nhà báo Đỗ Phú Thọ (Báo Quân đội nhân dân) đề nghị cần nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Viện kiểm sát các cấp với cơ quan báo chí để những thông tin về cải cách tư pháp, hiệu quả và tác động tích cực của hoạt động cải cách tư pháp tới các mặt kinh tế, xã hội, đời sống của từng người dân đến được với nhân dân. Các cơ quan của ngành kiểm sát cần chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin cho báo chí.


Nguyễn Cường
Tự do ngôn luận, báo chí phải trong khuôn khổ pháp luật
Tự do ngôn luận, báo chí phải trong khuôn khổ pháp luật

Tự do ngôn luận, tự do báo chí là vấn đề mang tính toàn cầu. Nó không chỉ là sự quan tâm của những người cầm quyền ở mỗi quốc gia, mà còn là một đòi hỏi cơ bản của quyền con người, là nhu cầu tinh thần trong tiến trình phát triển của dân tộc, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN