Thúc đẩy thanh toán điện tử từ dịch vụ nhỏ nhất

Tại tọa đàm “Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 16/10, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: 6 tháng qua, số lượng giao dịch thanh toán điện tử tăng 30%; giá trị giao dịch tăng 18% và thanh toán qua internet tăng 238%. 

Chú thích ảnh
Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước có tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt lớn. Ảnh: M.Phương/Báo Tin tức.

Theo ông Phạm Trung Kiên,  Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Viễn thông Viettel, mobile money được hiểu là người dùng sử dụng thiết bị điện thoại để chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua bán hàng hóa trên môi trường kỹ thuật số. Đây là một phần của thanh toán điện tử nhưng có 2 điểm khác biệt với các giao dịch thanh toán điện tử là khách hàng dùng điện thoại di dộng (không cần có tài khoản ngân hàng) để giao dịch mua bán.

“Giá trị nhỏ đang hiểu từ những thứ như: Cốc trà đá, vé gửi xe, mua bánh xà phòng, bánh mỳ hay cà phê...Những thanh toán nhỏ lẻ này từ trước kia đến nay chưa ai sử dụng tài khoản ngân hàng. Người dân mới chỉ quen phương tiện thanh toán điện tử thì khi tiêu khoản tiền lớn và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử”, lãnh đạo Viettel nói.

Ưu điểm của tài khoản viễn thông có vùng phủ xấp xỉ 100% dân số trong khi tài khoản ngân hàng chỉ có độ phủ 30 - 40%. Tuy nhiên khi đề cập tới tính rủi ro trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có kênh tài khoản viễn thông? ông Phùng Anh Tuấn – Phó Chủ tịch, Tổng thư kí Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng: Thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt hoặc những giao dịch qua internet thì cái nào cũng có rủi ro, vấn đề là dùng như thế nào?

Theo quan sát của VAFI, những vụ việc như đánh bạc online hoặc vụ việc từ thương mại điện tử phát sinh đều bắt nguồn từ con người chứ không phải từ công nghệ. “Công nghệ chỉ là công cụ cho con người sử dụng và cơ chế để con người sử dụng như thế nào mới là vấn đề. Tôi nghĩ, đi cùng thanh toán điện tử, công nghệ thanh toán qua mạng thì cũng sẽ có những cách để chống lại những giả tạo đó”, ông Tuấn chia sẻ.

Lợi ích của mobile money cho phép người dân đều được tiếp xúc với các công cụ thanh toán chính thống không dùng tiền mặt và giúp đẩy nhanh tốc độ số hoá nền kinh tế. Tuy vậy, vẫn còn đó nhiều bài toán cần phải giải quyết để dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động có thể được cấp phép tại Việt Nam.

Theo ông Phạm Tiến Dũng – Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), một trong những trăn trở khi triển khai mobile money là Việt Nam vẫn chưa hình thành khuôn khổ pháp lý đối với loại hình dịch vụ này. Hiện chưa có bất kỳ bộ luật nào của Việt Nam đưa ra định nghĩa về mobile money. Ở một góc độ nào đó, gần gũi nhất với dịch vụ mobile money chính là các ví điện tử. Tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định, ví điện tử là dịch vụ cung cấp một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...).

Đánh giá về việc triển khai không dùng tiền mặt, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: 6 tháng qua, số lượng giao dịch thanh toán điện tử tăng 30%; giá trị giao dịch tăng 18% và thanh toán qua internet tăng 238%. 

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra hầu hết các mảng giao dịch hiện không có sự đồng đều. Bởi, thống kê cho thấy vẫn còn rất nhiều mảng thanh toán không dùng tiền mặt đến nay vẫn khá yếu và phổ biến theo hình thức dùng tiền mặt (COD). Đây là hình thức truyền thống, khi giao hàng thì người nhận sẽ trả tiền và điều này đã tạo ra rào cản cho thương mại điện tử.

Đồng tình với qua điểm này, ông Phạm Trung Kiên cho hay: Mặc dù năm 2019, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thanh toán điện tử số 1 thế giới nhưng nhưng tiền mặt vẫn chiếm lĩnh tại hầu hết các giao dịch. Chính vì vậy, dù được gọi là thanh toán thương mại điện tử nhưng vẫn có tới trên 90% là tiền mặt. Thời gian qua, việc phát triển hàng trăm công ty công nghệ tài chính (Fintech) và hàng chục công ty thanh toán trên thị trường chứng tỏ tiềm năng phát triển của thương mại điện tử rất lớn. Dù vậy, hầu hết số lượng và giá trị giao dịch mới đang dừng lại ở loại hình đơn giản như chuyển tiền, thanh toán tiền điện thoại, tiền điện, nước…

Phân tích về tính pháp lý trong thanh toán điện tử, ông Đặng Hoàng Hải khẳng định: Tất cả chính sách phải từ nhu cầu cuộc sống, bởi hiện tại rất nhiều ý kiến cho rằng có thể thanh toán qua tài khoản viễn thông.

Minh Phương/Báo Tin tức
Hợp tác đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Hợp tác đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Theo ký kết hợp tác, hai bên cùng thúc đẩy việc đưa tiện ích thanh toán điện tử là Ví MoMo vào Hệ thống thanh toán của Bệnh viện. Với hợp tác này, Bệnh viện Đại học Y Dược (BV ĐHYD) TPHCM tiếp tục là đơn vị y tế đi đầu thực hiện chủ trương thúc đẩy thanh toán điện tử theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ nói chung và Chỉ thị về “Đẩy mạnh triển khai thanh toán viện phí không dùng tiền mặt trong ngành Y tế” của Bộ trưởng Bộ Y tế nói riêng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN