Cụ thể, tại nhóm dầu khí, nhiều mã giảm mạnh như: TOS giảm 5,8%, PVD giảm 3,9%, BSR giảm 3,5%, PVS giảm 2,9%, OIL giảm 2%, PVB giảm 2,1%, PLX giảm 1,6%.
Bên cạnh đó, những mã cổ phiếu vốn hóa đứng đầu các ngành như: VJC giảm 2%, GAS giảm 1,5%, VIC giảm 1,2%, PNJ giảm 1,1%, VHM giảm 0,4% đã tác động rất tiêu cực lên chỉ số VN-Index. Đây là nguyên nhân chính kéo giảm đà tăng của chỉ số này.
Các nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, cao su, khoáng sản vẫn có diễn biến rất tích cực, khi sắc xanh phủ kín các nhóm này.
Khối ngoại nếu như phiên sáng mua ròng mạnh thì phiên chiều đảo chiều bán ròng. Theo đó, khối này bán ròng 67,46 tỷ đồng trên HOSE và 14,33 tỷ đồng trên HNX, trong khi chỉ mua ròng hơn 549 triệu đồng trên UPCOM.
Chốt phiên giao dịch ngày 25/2, VN-Index chỉ tăng hơn 4 điểm lên 1.498,89 điểm. Như vậy, VN-Index đã rời khỏi mốc 1.500 điểm mà sáng nay dễ dàng vượt qua.
Khối lượng giao dịch trên HOSE đạt hơn 768 triệu cổ phiếu, tương ứng múc tăng hơn 25,6 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn có 324 mã tăng giá, 126 mã giảm giá và 53 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 5,28 điểm lên 440,16 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 105,8 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 3.152,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 172 mã tăng giá, 63 mã giảm giá và 58 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,34 điểm lên 112,66 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 123,5 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 1.869 tỷ đồng. Toàn sàn có 237 mã tăng giá, 169 mã giảm giá và 97 mã đứng giá.
Theo nhận định của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, để chính thức quay trở lại xu hướng tăng, chỉ số VN-Index cần phải vượt qua kháng cự 1.512 với KLGD duy trì trên đường trung bình 50 ngày. Khi đó, chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ đi lên vùng kháng cự tiếp theo tại 1.537 điểm.
Trong trường hợp ngược lại, chỉ số VN-Index phá hỗ trợ 1.470 điểm trước tiên thì rủi ro chỉ số này điều chỉnh giảm trở lại vùng 1.425 - 1.400 điểm vẫn còn.