Bản tin MXV tuần 8 - 14/11: Thị trường bùng nổ sắc xanh, dầu thô và quặng sắt 'ngược dòng'

Đóng cửa tuần trước, mặc dù toàn bộ nhóm năng lượng đều suy yếu, nhưng sắc xanh vẫn vượt trội trên bảng giá các loại hàng hóa đang được giao dịch liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, giúp chỉ số MXV-Index tăng mạnh 1,28%.

Chú thích ảnh

Đáng chú ý nhất trong tuần vừa rồi là mức tăng rất mạnh của chỉ số MXV-Index Nông sản với gần 5%, qua đó giúp cho dòng tiền chảy vào thị trường tăng gần gấp đôi so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch trung bình toàn Sở cũng vượt ngưỡng 4.000 tỷ đồng, tăng 30% so với tuần đầu tiên của tháng 11. 

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

  Dầu thô có tuần sụt giảm thứ ba liên tiếp  

Giá dầu tiếp tục giảm trong tuần vừa rồi, đánh dấu chuỗi giảm 3 tuần liên tiếp, lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm nay. Khả năng chính phủ Mỹ can thiệp vào thị trường đang là tác nhân lớn nhất tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường, bên cạnh các dự báo mang tính “bearish” của các tổ chức lớn. Kết thúc tuần, giá WTI giảm 0,59% xuống 80,79 USD/thùng, giá Brent giảm 0,69% xuống 82,17 USD/thùng.
 
Hai trong số ba tổ chức lớn là Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng EIA và OPEC trong tuần trước đều đưa ra kỳ vọng tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ được cải thiện trong các tháng cuối năm, là yếu tố chính gây áp lực lên giá. 

Chú thích ảnh

Trong khi đó, áp lực đang tăng dần lên đối với Chính quyền Tổng thống Biden, khi ngày càng nhiều thành viên trong Đảng Dân chủ kêu gọi nước Mỹ hành động để bình ổn thị trường, khi mà các biện pháp ngoại giao đối với Saudi Arabia hay OPEC+ không tạo ra hiệu quả. Giá xăng dầu tăng đang tạo ra sức ép lớn đối với người tiêu dùng, gây thiệt hại trực tiếp đến mức sống của họ. Điều này có thể khiến Biden nhanh chóng đưa ra chính sách mới.

Sắc xanh phủ kín bảng giá nhóm nông sản

Giá đậu tương đóng cửa tuần tăng 3,21% lên 1.244,25 cent/giạ, sau khi báo cáo Cung - cầu Nông sản thế giới tháng 11 của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy năng suất và sản lượng đậu tương của nước này trong niên vụ 2021/22 giảm xuống, trái ngược với dự đoán của giới phân tích trước đó.
 

Chú thích ảnh

Khô đậu tương là mặt hàng tăng mạnh nhất nhóm nông sản với mức tăng gần 9% lên 362.1 USD/tấn Mỹ. Mức tăng chủ yếu diễn ra trong phiên cuối tuần do tốc độ gieo trồng đậu tương chậm hơn trung bình 3 năm ở Argentina. Áp lực trái chiều với mặt hàng này cùng với việc mất đi hỗ trợ khi dầu thô rung lắc mạnh khiến cho giá dầu đậu tương kết thúc tuần chỉ tăng nhẹ 0,32% lên mức 58,97 cent/pound. 

Giá ngô tăng mạnh 4,39% lên mức 577,25 cents, xóa đi phần lớn mức giảm của tuần trước đó. Giá ngô nội địa tại Trung Quốc cũng tăng mạnh lên mức cao nhất nhiều tháng do thời tiết ẩm ướt cản trở hoạt động thu hoạch, kết hợp với việc giá năng lượng tăng cao khiến chi phí sấy khô và vận tải bị đội lên khiến giá ngô Mỹ tăng.

Chú thích ảnh

Giá lúa mì đã tăng 4 phiên liên tiếp và vượt qua khỏi mức kháng cự tâm lý 800. Đóng cửa tuần, lúa mì dừng lại ở mức 817 cent/giạ, tăng 6,6%. Bên cạnh một số thông tin cơ bản mới, việc lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung lúa mì thế giới sẽ không thể được giải quyết trong ngắn hạn đã là nguyên nhân chính giúp lý giải cho diễn biến tích cực của giá lúa mì. 

Giá các mặt hàng cà phê đồng loạt tăng mạnh

Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 03 trên sở ICE US đóng cửa tuần tăng vọt 7,53% lên mức 221,95 cent/pound, chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2014 đến nay. Sự chậm trễ về hoạt động hậu cần tại Brazil, trong khi lượng dự trữ Arabica tại các cụm kho ở Bắc Mỹ và cả tồn kho đạt chuẩn trên sở là các yếu tố chính hỗ trợ giá trong tuần vừa rồi.
 
Giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 01 trên sở ICE EU cũng tăng mạnh 4,4% trong tuần, lên mức 2.277 USD/tấn. Đây cũng là mức đóng cửa tuần cao nhất kể từ tháng 08/2011 đến nay của mặt hàng này. Tại Việt Nam, mặc dù các lệnh phong tỏa về cơ bản đã được xóa bỏ, nhưng nguồn cung lao động vẫn đang hạn chế. Song song với đó, thời tiết mưa lớn trong thời gian gần đây gây ra nhiều lo ngại về lũ lụt có thể ảnh hưởng đến năng suất. Giá cước vận tải biển vẫn cao do nhu cầu lớn trong dịp cuối năm, cũng góp phần tác động mạnh đến giá.

Giá đường thô kỳ hạn tháng 03 đóng cửa tăng nhẹ 035%, lên mức cao nhất một tháng, được củng cố chủ yếu bởi kế hoạch của chính phủ Ấn Độ chuyển hướng sang sản xuất ethanol nhiều hơn từ mía đường. 

Giá bông kỳ hạn tháng 03 đóng cửa tuần tăng 1,63% chủ yếu nhờ nhu cầu tăng mạnh khi mua đông đến gần, kết hợp với lo ngại về lạm phát. Đà tăng bị thu hẹp trong phiên cuối tuần khi các số liệu bán hàng của Mỹ giảm nhẹ trong báo cáo Export Sales.

Lo ngại lạm phát thúc đẩy kim loại quý 

Sắc xanh áp đảo hoàn toàn trên bảng giá các mặt hàng kim loại trong tuần vừa qua. Đáng chú ý là đà tăng của nhóm kim loại quý. Giá bạc tăng gần 5% lên 25,3 USD/ounce, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất trong 6 tháng qua, còn giá bạch kim cũng nhảy vọt 52% lên 1.089,2 USD/ounce. 
 
Chỉ số CPI cho biết lạm phát lõi tháng 10 tại Mỹ tăng 4,6% so với tháng trước, cao hơn 4,3% dự báo trước đó. CPI tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong vòng 30 năm qua. Triển vọng gia tăng lạm phát chính là tác nhân châm ngòi cho đợt tăng giá kim loại quý trong tuần này, và thậm chí có thể tiếp tục diễn ra vào tuần tới, khi Canada và Anh báo cáo về tỷ lệ lạm phát.

Chú thích ảnh

Lực mua cũng áp đảo đối với nhóm kim loại cơ bản trong tuần trước do lo ngại về nguồn cung và kỳ vọng về nhu cầu khi dự luật hạ tầng của Mỹ được thông qua. Giá đồng tăng trở lại 2,45% lên mức 4,45 USD/pound. Dự trữ đồng của Trung Quốc giảm 12.600 tấn so với một tuần trước đó xuống mức 82.600 tấn và đây cũng là lần đầu tiên lượng đồng tồn kho giảm xuống dưới 90.000 tấn trong năm nay. 

Quặng sắt là kim loại duy nhất giảm giá trong tuần qua, với mức đóng cửa thấp hơn 3,4% còn 88,4 USD/tấn. Đà giảm mạnh tới tuần thứ 5 liên tiếp này của giá sắt đến từ nhu cầu suy yếu của Trung Quốc khi nước này đang áp dụng các chính sách giảm sản xuất thép. Góp phần tạo áp lực lên giá còn là việc nguồn cung nới lỏng hơn khi tồn kho quặng sắt ở cảng Trung Quốc, vốn đã tăng lên mức cao nhất trong 31 tháng là 147,6 triệu tấn vào ngày 11/11 vừa qua.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Bản tin MXV 12/11: Dòng tiền tập trung vào nhóm kim loại
Bản tin MXV 12/11: Dòng tiền tập trung vào nhóm kim loại

Kết thúc phiên giao dịch 12/11, sắc xanh áp đảo trên bảng giá 35 mặt hàng đang được giao dịch liên thông với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Trong đó, mức tăng mạnh hơn 1,5% từ nhóm kim loại và nguyên liệu công nghiệp, đã giúp chỉ số MXV-Index bật tăng mạnh gần 1% lên mức 2.380 điểm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN