Giá vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới do lo ngại về thuế quan của Mỹ, trong khi đó giá vàng miếng trong nước sáng 25/2 tăng 300.000 đồng/lượng.
Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch ngược chiều trong phiên 18/11 sau đợt bán tháo trên Phố Wall trong bối cảnh các nhà đầu tư giảm đặt cược vào việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất do lo ngại chính sách của ông Donald Trump có thể làm gia tăng lạm phát.
Nhà đầu tư trong nước tiếp tục thận trọng, cùng với khối ngoại bán ròng mạnh, đặc biệt tập trung vào các mã cổ phiếu trụ cột trên thị trường khiến VN-Index tiếp tục chốt phiên trong sắc đỏ.
Tiếp đà tăng của phiên sáng, giá vàng nhẫn chiều 18/11 đã tăng nhẹ.
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên chiều 18/11 sau khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng hồi cuối tuần qua. Tuy nhiên, những lo ngại về nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn thứ hai thế giới, và dự báo về tình trạng dư cung dầu toàn cầu đã hạn chế đà tăng trên thị trường.
Giá vàng tăng gần 1% trong phiên 18/11 sau đợt giảm mạnh vào tuần trước, khi đà tăng của đồng USD chững lại. Trong khi đó, thị trường đang chờ đợi bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để có thêm manh mối về lộ trình lãi suất của Mỹ.
Các thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch sáng 18/11, sau một phiên bán tháo trên Phố Wall, khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất do lo ngại chính sách của ông Donald Trump có thể khiến lạm phát tăng cao trở lại.
Giá vàng tại thị trường châu Á tăng nhẹ vào phiên giao dịch đầu tuần 18/11, sau khi giảm mạnh trong tuần trước. Tuy nhiên kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất chậm hơn đã hạn chế đà phục hồi của giá vàng.
Giá dầu đi lên sáng 18/11 sau khi căng thẳng Nga - Ukraine gia tăng cuối tuần qua. Tuy nhiên, lo ngại về nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc - thị trường tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, cùng dự báo dư thừa nguồn cung dầu toàn cầu đã gây áp lực và hạn chế phần nào đà tăng của thị trường.
Trong phiên giao dịch đầu giờ sáng 18/11, giá vàng vàng miếng, nhẫn bật tăng mạnh.
Tỷ giá hôm nay 18/11 giữa Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD) và đồng Nhân dân tệ (NDT) cùng giảm tại các ngân hàng.
Trong bối cảnh sắc đỏ lấn át trên toàn thị trường, cà phê và ca cao là những điểm sáng khác lạ và hiếm hoi khi có mức tăng ấn tượng.
Sau bầu cử Tổng thống Mỹ nhiệm kì 47 và cùng với động thái mới từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), giá đồng đô la Mỹ (USD) tăng vọt và môi trường địa chính trị ổn định trong bình lặng. Cả tuần, giá vàng giao ngay liên tục bị đẩy thấp qua các mốc từ 2.683 USD/ounce xuống 2.660 USD/ounce, thậm chí rớt xuống còn 2.610 USD/ounce.
Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất hơn một năm do lo ngại về nhu cầu nhập khẩu của Indonesia trong năm tới, trong khi giá gạo của Ấn Độ giữ ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng do nguồn cung tăng.
Trong khi giá vàng thế giới lao dốc thì giá vàng nhẫn trong nước chiều 16/11 bật tăng mạnh, còn giá vàng miếng SJC đi ngang.
Trong phiên cuối tuần 15/11, đồng USD khép lại tuần giao dịch này với mức tăng mạnh nhất trong hơn một tháng, khi thị trường điều chỉnh lại kỳ vọng về lãi suất và đánh giá tác động từ những chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Giá vàng thế giới đã ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong hơn ba năm do những dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn, qua đó đẩy đồng USD lên cao và làm giảm sức hấp dẫn của vàng đối với các nhà đầu tư.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chứng khoán Mỹ giảm điểm khá mạnh trong phiên giao dịch ngày 15/11 sau khi Bộ Lao động nước này công bố báo cáo về doanh số bán lẻ, cùng với bình luận của giới chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về khả năng cắt giảm lãi suất.
Nhà đầu tư trong nước bán mạnh cổ phiếu, cùng với khối ngoại bán ròng hàng nghìn tỷ đồng tạo áp lực lớn khiến VN-Index giảm sâu.
Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác đang tăng giá bởi kỳ vọng ông Donald Trump sẽ nới lỏng các quy định về thị trường này trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.
Giá dầu tại thị trường châu Á giảm trong phiên giao dịch 15/11, khi nhà đầu tư lo ngại về tín hiệu cho thấy nhu cầu ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - vẫn yếu trong bối cảnh phục hồi kinh tế diễn ra không đồng đều. Cùng với đó, kỳ vọng rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm tốc độ cắt giảm lãi suất cũng tác động tiêu cực tới thị trường năng lượng.