Tám chiếc HCV, 1 HCB, 1 HCĐ, phá 8 kỷ lục SEA Games, kình ngư Ánh Viên bước ra khỏi tầm khu vực với những thành tích sáng chói. Mùa quả ngọt đã về với bơi lội Việt Nam khi biết vun trồng.Không đối thủ ở cự ly trung bình và dàiKể từ SEA Games 27, Nguyễn Thị Ánh Viên đã giành được 3 HCV ở các nội dung trung bình và dài, bao gồm 200m bơi ngửa, 200m bơi cá nhân hỗn hợp và 400m bơi cá nhân hỗn hợp. Cùng với đó là 2 HCB và 1 HCĐ, phá 2 kỷ lục SEA Games. Khi ấy, Ánh Viên đã là cái tên sáng giá, đánh dấu một quá trình đào tạo trọng điểm và bài bản cho một tài năng không dừng ở đấu trường khu vực.
Niềm vui của kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên sau khi về đích trên đường đua chung kết. Ảnh: TTXVN |
Tại SEA Games 28, Ánh Viên đã đăng ký tham gia tổng cộng 13 nội dung thi đấu. Ngoại trừ nội dung 100m bơi ngửa nghỉ không thi đấu, ở 12 nội dung còn lại, Viên mang về cho đoàn Thể thao Việt Nam tổng cộng 8 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ. Đáng chú ý là cô đã phá được 8 kỷ lục SEA Games - một bằng chứng gần như chắc chắn rằng cô không có đối thủ ở các cự ly sở trường trung bình và dài ở khu vực Đông Nam Á.
Càng bơi xa, Ánh Viên càng cho thấy sự vượt trội về tốc độ của mình. Chính việc cô bỏ xa các đối thủ của mình trên đường đua xanh đã khiến giới truyền thông khu vực bất ngờ và sau đó là thán phục. Trong số 8 chiếc HCV mà Ánh Viên có được cùng với 8 kỷ lục SEA Games, có lúc cô vượt qua đối thủ bơi sau tới hơn 18 giây.
Ở các nội dung trung bình như 200m hỗn hợp, 200m bơi bướm, 200m bơi ngửa cô cũng đều bỏ xa đối thủ với khoảng cách có lúc là 5 giây khi sung sức. Cụ thể, nội dung 200m hỗn hợp, Ánh Viên vượt qua Pawapotako Phiangkhwan 5 giây 03. Nội dung 200m bơi bướm, cô vượt hơn Quah Ting Wen (Singapore) 3 giây 38. Nội dung 200m bơi ngửa, cô vượt hơn Yosaputra Yessy Venesia (Indonesia) 3 giây 05. Thành tích này đạt được cả trong điều kiện thi đấu dày đặc 2 nội dung chung kết trong một tối.
Với 8 HCV trong một kỳ SEA Games, Ánh Viên nắm giữ danh hiệu “VĐV giành nhiều HCV nhất trong một kỳ SEA Games” của Việt Nam để trở thành VĐV xuất sắc nhất lịch sử tham dự SEA Games của Việt Nam.
Hiện tại, cô đang giữ 14 trong số 17 kỷ lục quốc gia bể dài và 2 năm liên tiếp được bầu là VĐV xuất sắc năm (2013, 2014) và gần như chắc chắn lần thứ 3 liên tiếp đạt được thành tích này sau những gì cô đã thể hiện tại SEA Game 28.
Vươn xa đường dàiNgay khi giành chiếc HCV thứ 7 tại SEA Games 28 ở nội dung chung kết cự ly 400m tự do nữ với thành tích 408”66, Ánh Viên đã vượt chuẩn A Olympic (409”60). Đáng chú ý, thành tích này của cô đã gần ngang bằng với HCB của Asian Games 17 là 408”23 của tay bơi Bi Yirong người Trung Quốc. Một chiếc vé chuẩn A để đường hoàng có mặt tại Thế vận hội vào năm sau tại Brazil đã một lần nữa lọt vào tay “tiểu tiên cá”. Như vậy, kình ngư Việt Nam đã có trong tay tổng cộng 3 vé chuẩn A tham dự lần lượt ở nội dung 400m tự do cùng các nội dung 400m hỗn hợp nữ và 200m ngửa sau khi giành được 2 chiếc HCĐ lịch sử tại ASIAD 17 (trước Ánh Viên, chưa từng có kình ngư nào của Việt Nam giành huy chương tại các kỳ Á vận hội) với thành tích tốt.
Chuẩn A Olympic luôn là thành tích rất khó đạt được. Đặc biệt trong bơi lội, hầu như chỉ những tuyển thủ danh tiếng của các cường quốc thể thao trên thế giới như Michael Phelps (bơi), Usain Bolt (điền kinh)... mới giành được chiếc vé đến Olympic bằng chuẩn này, trong khi số lượng VĐV khu vực Đông Nam Á đạt chuẩn A Olympic chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Để chuẩn bị cho “đường dài” của Ánh Viên, cùng với việc đưa Ánh Viên sang tập huấn tại Mỹ, Tổng cục Thể dục thể thao còn tạo điều kiện để cô có chuyên gia người Mỹ Cray Anthony Teeters trực tiếp huấn luyện kình ngư số 1 Việt Nam cho đến hết năm 2015. Ông Teeters là người từng huấn luyện cho hơn 90 VĐV đoạt huy chương các loại tại Olympic, trong đó, có những VĐV xuất sắc như Elizabeth Beisel - được đánh giá là nữ kình ngư số 1 nước Mỹ; Ryan Lochte - kình ngư số 2 nước Mỹ.
Từ 25/7 - 5/8 tới, Ánh Viên và người thầy HLV Đặng Anh Tuấn sẽ lên đường tham dự giải VĐTG diễn ra tại Kazan (Nga), qua đó, Ánh Viên đã có thể tập rượt tốt hơn cho hành trình đến với Olympic.