Chương trình này có thể hỗ trợ trang trải hóa đơn cho 92 nước có thu nhập thấp, chủ yếu ở châu Phi và Đông Nam Á. Theo đó, chính phủ các nước này sẽ chỉ phải chi trả rất ít hoặc không phải chi trả cho các yêu cầu bồi thường từ những bệnh nhân nếu phát sinh rủi ro sau khi sử dụng vaccine do COVAX phân phối.
Theo cơ chế bồi thường, các nước sử dụng vaccine do COVAX phân phối sẽ chi trả cho các nhà sản xuất vaccine ít nhất cho đến tháng 7/2022. Nếu phát sinh rủi ro, các nạn nhân sẽ được bồi thường qua cơ chế này của COV, thay vì các hãng bảo hiểm. COVAX cho biết các nhà sản xuất vaccine không sẵn lòng cung cấp vaccine để phân phối ở những nước không bảo đảm trách nhiệm pháp lý cho họ.
COVAX cho biết thêm nguồn quỹ bồi thường này một phần từ nguồn thuế vaccine phân phối cho các nước nghèo và một số nguồn khác như đóng góp từ các nhà sản xuất vaccine. Tuy nhiên, hiện chưa rõ bên nào sẽ nộp khoản thuế này.
Theo tài liệu của COVAX công bố ngày 29/10, COVAX đặt mục tiêu phân phối 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới cho đến cuối năm 2021.
Mặc dù hiếm có trường hợp vaccine gây phản ứng phụ sau khi đã được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành, song thế giới quan ngại tính hiệu quả và an toàn của vaccine COVID-19 do thời gian cấp tốc mà các công ty dược phẩm trên thế giới đang thúc đẩy việc phát triển và thử nghiệm vaccine ngừa bệnh này.
Theo WHO, hiện có gần 200 loại vaccine ngừa COVID-19 tiềm năng đang được phát triển và thử nghiệm, trong đó có nhiều loại đang ở giai đoạn cuối thử nghiệm. WHO cho rằng sớm nhất vào tháng 12 có thể có vaccine ngừa COVID-19.