Vì sao Tây Ban Nha bất ngờ rút chiến hạm khỏi nhóm tàu tấn công của Mỹ?

Tây Ban Nha đã rút một chiến hạm khỏi nhóm tàu tấn công Mỹ đang hướng về Vịnh Ba Tư, động thái phát đi tín hiệu Madrid không muốn can dự vào xung đột với Iran.

Chú thích ảnh
Thủy thủ trên tàu chiến Tây Ban Nha Mendez Nunez tham gia cuộc tập trận Dynamic Manta 2017 của NATO. Ảnh: Reuters

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles đã ra lệnh cho tàu chiến Mendez Nunez của nước này rời khỏi đội tàu dẫn đầu là tàu sân bay USS Abraham Lincoln được điều động tới Trung Đông.

Theo báo Tây Ban Nha El Pais ấn phẩm ra ngày 14/5, quyết định trên được đưa ra nhằm để Tây Ban Nha “tránh bị lôi kéo một cách thụ động vào bất kỳ hình thức xung đột nào với Iran”.

Với tổng cộng 215 thủy thủ, chiến hạm Nunez là tàu duy nhất không phải của Mỹ hiện diện trong nhóm tàu tấn công đang hướng về Vịnh Ba Tư. Cách đây một năm, tàu chiến Tây Ban Nha tham gia nhiệm vụ hộ tống tàu Mỹ, với hy vọng nâng cao kỹ năng huấn luyện và hậu cần với đồng minh xuyên Đại Tây Dương của Tây Ban Nha.

Quyết định rút Nunez khỏi nhóm tàu tấn công đồng nghĩa với việc chiến hạm Nunez sẽ tiếp tục hoạt động trong khu vực, song không đi vào Vịnh Ba Tư. Tàu chiến Tây Ban Nha dự kiến tái gia nhập hạm đội Mỹ trong trường hợp nhóm này rời khỏi Vịnh Ba Tư và tiếp tục hành trình. Hiện nhóm tàu tấn công của Mỹ đang đi vào Vịnh Aden, bờ biển Yemen trong ngày 14/5.

Đề cập đến mối quan hệ với căng thẳng Mỹ-Iran, quyền Bộ trưởng Robles tuần trước tuyên bố: “Tây Ban Nha có sự cam kết với Liên minh châu Âu (EU) và các tổ chức quốc tế, dựa trên quy định chúng tôi luôn tiếp nhận quan điểm thông thường”. Bà nhấn mạnh Tây Ban Nha là một “đối tác nghiêm túc và đang tin cậy”, song quân đội nước này chỉ tuân thủ thỏa thuận với EU và NATO.

Video nhóm tàu tấn công Mỹ hướng về Trung Đông (nguồn: RT):

Tehran tuyên bố vào tháng 5 rằng họ sẽ “lách” qua các lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách bán dầu của mình trên “thị trường xám” (các hoạt động trao đổi hàng hóa một cách hợp pháp nhưng không chính thức). Ngay lập tức, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết động thái điều nhóm tàu tấn công tới Iran là một “thông điệp rõ ràng và không hề sai lầm”, gửi tới Iran rằng “bất kỳ cuộc tấn công nào vào lợi ích của Mỹ hoặc vào những đồng minh sẽ lĩnh hậu quả thích đáng”.

Tehran lên tiếng tố cáo hành động này là một phần trong “cuộc chiến tâm lý” và cảnh báo rằng Washington sẽ phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ xung đột nào có thể nổ ra từ các hành động khiêu khích của chính họ.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Mỹ điều tàu tấn công đổ bộ trang bị bệ phóng tên lửa Patriot tới Trung Đông
Mỹ điều tàu tấn công đổ bộ trang bị bệ phóng tên lửa Patriot tới Trung Đông

Ngày 10/5, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đang triển khai một tàu tấn công đổ bộ cùng một bệ phóng tên lửa Patriot tới Trung Đông, nhằm tăng cường sức mạnh cho Nhóm Tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln đối phó với điều mà Mỹ gọi là những mối đe dọa từ Iran.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN