Vì sao Mỹ rút lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2018?

Sau nhiều năm liên tục sát cánh với Trung Quốc trong cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) ngay cả khi Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Hoa Nam (Biển Đông), giờ đây Mỹ quyết định như vậy là đủ và hủy lời mời cường quốc châu Á tham dự sự kiện thường niên này.

Hạm đội hải quân các nước được triển khai tại Hawaii, Mỹ ngày 12/7/2016. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 23/5, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung tá Chris Logan, thông báo: “Việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các thực thể có tranh chấp tại Biển Hoa Nam chỉ làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn khu vực. Như một phản ứng ban đầu đối với hành động nói trên của Trung Quốc, chúng tôi đã rút lại lời mời Hải quân thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2018”.

Trong tuyên bố về việc loại Trung Quốc khỏi RIMPAC 2018, Lầu Năm Góc nêu rõ: “Chúng tôi có bằng chứng rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã triển khai các hệ thống tên lửa chống hạm, tên lửa đất đối không và các thiết bị gây nhiễu điện tử tới những thực thể tranh chấp ở quần đảo Trường Sa trên Biển Hoa Nam. Việc Trung Quốc hạ cánh máy bay ném bom xuống đảo Woody (đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa) cũng làm gia tăng căng thẳng”. Lầu Năm Góc khẳng định: “Vị trí đặt các hệ thống vũ khí này chỉ phục vụ mục đích quân sự”.
           
Trước đó, Trung Quốc đã 2 lần liên tiếp tham gia RIMPAC – sự kiện diễn ra 2 năm/lần.

Bắt đầu từ năm 1971, cuộc tập trận hải quân RIMPAC được coi là lớn nhất thế giới này ngày càng thu hút nhiều nước trong khu vực tham gia. Từ lúc chỉ có 8 nước tham gia vào năm 2006 đã tăng lên 22 nước vào năm 2010 và 26 nước vào 2016, nhất là trong bối cảnh Mỹ tập trung tăng cường lực lượng tại Thái Bình Dương trong chiến lược trở lại châu Á.

TTXVN/Báo Tin tức
Cần chấm dứt những hành động đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông
Cần chấm dứt những hành động đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông

Việc Trung Quốc đưa máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập cất cánh, hạ cánh tại đường băng trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng đang gây ra mối quan ngại sâu sắc và sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN