Vaccine 1 mũi duy nhất của Johnson & Johnson hiệu quả 85% ngừa bệnh nặng

Vaccine phòng COVID tiêm 1 mũi duy nhất của Johnson & Johnson được công bố đạt hiệu quả 85% trong ngăn ngừa người nhiễm nhập viện và tử vong.

Chú thích ảnh

Theo CNN, vaccine nói trên được điều chế qua dự án hợp tác giữa công ty con Janssen tại Bỉ của Johnson & Johnson (J&J) và Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess tại Israel. Dữ liệu về kết quả thử nghiệm Giai đoạn 3 đã được Johnson & Johnson (J&J) công bố ngày 29/1.

Vaccine này có cơ chế hoạt động khác so với hai loại vaccine của Pfizer và Moderna, đang được lưu hành tại Mỹ.

Hiệu quả

Vaccine phòng COVID một mũi của Johnson & Johnson được chứng minh đạt hiệu quả 66% trong ngăn ngừa các ca bệnh nặng và vừa trong cuộc thử nghiệm toàn cầu Giai đoạn 3 – theo thông báo của công ty.

Tính chung, vaccine đạt hiệu quả 85% trong ngăn ngừa các ca nhập viện và tử vong ở mọi khu vực nơi nó được thử nghiệm.

Với các ca bệnh nặng và vừa, vaccine đạt hiệu quả phòng bệnh khác nhau ở các nước, cụ thể: 72% tại Mỹ, 66% tại Mỹ Latinh, 57% tại Nam Phi. Kết quả này được tính kể từ 1 tháng sau khi tiêm.

Tại Nam Phi, 95% các ca thử nghiệm liên quan đến biến thể mới có tên B.1.351, được cho là lây lan mạnh hơn và mang theo các đột biến có thể giúp virus dễ tránh được phản ứng của kháng thể hơn- trong đó có các kháng thể tạo ra do được tiêm chủng.

Theo Tiến sĩ Mathai Mammen, Giám đốc Nghiên cứu và phát triển của Janssen, ngay cả với những ca bệnh vừa, vaccine có xu hướng giúp người nhiễm biểu hiện bệnh nhẹ hơn và ít triệu chứng hơn.

Trong thử nghiệm Giai đoạn 3, một tháng sau mũi tiêm, toàn bộ các ca nhập viện và tử vong chỉ xảy ra ở những người nhận giả dược.

Cơ chế hoạt động

Vaccine của Johnson & Johnson là loại vaccine véc-tơ virus không sao chép, sử dụng một loại virus cảm lạnh thông thường có tên là adenovirus 26.

Các nhà khoa học tạo ra vaccine này bằng cách lấy một lượng nhỏ vật liệu di truyền mã hoá một đoạn của SARS-CoV-2 và tích hợp nó với một phiên bản đã bị làm suy yếu của adenovirus 26. 

Các nhà khoa học đã thay đổi loại virus adenovirus này để nó có thể thâm nhập vào tế bào, nhưng không thể tái tạo và không khiến người nhiễm bị ốm.

Vaccine của AstraZeneca cũng sử dụng một nền tảng tương tự, nhưng adenovirus của nó là từ một con tinh tinh.

Adenovirus mang vật chất di truyền từ SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào người, “lừa” chúng tạo ra các mảnh protein gai đột biến của SARS-CoV-2 - phần mà nó sử dụng để bám dính vào các tế bào. Hệ thống miễn dịch sau đó sẽ phản ứng chống lại những mảnh protein gai này.

“Bạn không bị nhiễm virus khi được tiêm vaccine này. Nó chỉ có một số protein virus COVID vô hại trên bề mặt” - Tiến sĩ William Schaffner, bác sĩ bệnh nội khoa và truyền nhiễm tại Khoa Chính sách Y tế của Đại học Vanderbilt, giải thích - "Vì vậy, về cơ bản nó là một con cừu trong bộ quần áo sói và khi hệ thống miễn dịch của bạn nhìn thấy, nó sẽ phản ứng với virus từ vaccine, tạo ra sự bảo vệ chống lại, và trong tương lai, sẽ chống lại virus thực sự gây ra COVID-19 “.

Công nghệ

Tiến sĩ Paul Offit, giám đốc Trung tâm Giáo dục vaccine tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, cho biết vaccine COVID của Moderna, Pfizer và J&J đều có cách tiếp cận tương tự, nhưng có một sự khác biệt nhỏ với cách tiếp cận J&J.

“Trong trường hợp vaccine Moderna và Pfizer, bạn chỉ đang cung cấp cho gien một hạt nano lipid hoặc một giọt chất béo. Còn trong trường hợp của J&J, bạn đang đưa vào gien một loại virus có thể tái sản xuất", Tiến sĩ Offit giải thích.

Vaccine J&J là vaccine phòng COVID-19 duy nhất cho đến nay được tiêm một liều duy nhất, Trong khi đó, các loại vaccine của Moderna, Pfizer hay AstraZeneca đều đòi hỏi 2 liều.

Nó có thể được bảo quản ở nhiệt độ lạnh thông thường. 

Việc chỉ cần tiêm một liều duy nhất có nghĩa là nhiều người có thể được chủng ngừa hơn, quá trình tiêm chủng kết thúc nhanh chóng hơn.

Các chuyên gia y tế cho rằng, việc bổ sung vaccine một liều của J&J sẽ giúp đẩy nhanh nỗ lực tiêm chủng ở Mỹ và trên toàn thế giới. Loại vaccine này sẽ phổ biến ở các nước đang phát triển vì chúng dễ bảo quản và sử dụng. 

Thu Hằng/Báo Tin tức
Vaccine phòng COVID-19 'ngoại' đầu tiên đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam
Vaccine phòng COVID-19 'ngoại' đầu tiên đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Bộ Y tế vừa phê duyệt lưu hành vaccine phòng COVID-19 của Astra Zeneca; đơn vị này đã cam kết cung cấp cho Việt Nam khoảng 30 triệu liều trong năm 2021.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN