Tiến trình để Hungary tiếp cận quỹ phục hồi hậu COVID-19 còn nhiều trở ngại

Hungary đang nỗ lực nhằm đạt một thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) để được tiếp cận quỹ phục hồi sau đại dịch COVID-19.      

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Budapest, Hungary ngày 23/4/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Hãng thông tấn MTI dẫn lời tân Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Hungary, ông Tibor Navracsics cho biết, Hungary sẽ làm mọi điều có thể để ký được một thỏa thuận về kế hoạch phục hồi của nước này “trong nửa cuối năm nay hoặc vào cuối năm”. Tuy nhiên, theo ông Navracsics, tiến trình dẫn tới việc ký kết thỏa thuận “rất phức tạp”.  

Ủy ban châu Âu (EC) đã ngăn Hungary và Ba Lan tiếp cận quỹ trên do các quy định của hai nước này được cho là hạn chế quyền nhập cư, quyền của người đồng giới và phụ nữ, cũng như tăng sự kiểm soát đối với hệ thống tư pháp. 

Đề cập vấn đề trên, một người phát ngôn của EC khẳng định lại quan điểm từ lâu của cơ quan này, theo đó Hungary phải tăng cường nỗ lực chống tham nhũng để có thể được giải ngân quỹ này.

Trong khi đó, Ba Lan tuần này đã được EC cho tiếp cận gần 36 tỷ euro bị phong tỏa liên quan cải cách tư pháp của nước này mà Tòa án tối cao của EU cho rằng không bảo vệ cơ quan tư pháp khỏi sự can thiệp của chính trị. Lập trường của EC đối với Ba Lan đã thay đổi theo hướng có lợi với nước này sau khi Vácsava tiếp nhận khoảng 3 triệu người sơ tán từ Ukraine.

Ngược lại, căng thẳng giữa EU và Hungary gia tăng trong những tháng gần đây, trong đó có việc Hungary không ủng hộ châu Âu tăng cường trừng phạt Nga.

Việc không có một thỏa thuận để Hungary tiếp cận quỹ trên là một trong những yếu tố khiến thị trường tài chính nước này đối mặt với nhiều sức ép.

Hiện chỉ có 2 trong số 27 quốc gia EU chưa được EC phê duyệt giải ngân quỹ phục hồi sau COVID-19.

Minh Trang (TTXVN)
EU xem xét tái áp dụng ý tưởng về quỹ phục hồi sau đại dịch COVID-19
EU xem xét tái áp dụng ý tưởng về quỹ phục hồi sau đại dịch COVID-19

Ngày 13/12, Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế, ông Paolo Gentiloni nhận định ý tưởng của Liên minh châu Âu (EU) về việc cùng vay nợ để phục vụ các mục tiêu chung, ví dụ như phục hồi sau đại dịch COVID-19, có thể được tái sử dụng nếu việc triển khai kế hoạch phục hồi thành công.  

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN