Thế giới tuần qua: Mỹ đảo ngược chính sách tại Bờ Tây, biểu tình Hong Kong leo thang

Dư luận thế giới trong tuần qua đặc biệt chú ý đến quyết định đổi ngược chính sách hàng thập kỷ nay của Mỹ về vấn đề định cư Israel tại Bờ Tây cùng với tình hình biểu tình tại Hong Kong (Trung Quốc) chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. 

Mỹ phá vỡ chính sách nhiều thập kỷ

Chú thích ảnh
Quang cảnh khu định cư Revava của Israel ở Bờ Tây, ngày 19/11/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Hôm 18/11, Nhà Trắng đã phá vỡ lập trường 40 năm qua của Mỹ để xác định lại chính sách đối với các khu định cư của Israel ở Bờ Tây. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền năm 2016, ông đã đảo ngược các lập trường lâu năm của Washington về một số vấn đề gây tranh cãi nhất giữa Israel và Palestine.

Theo tạp chí Time, tuyên bố mới nhất của Nhà Trắng trong đó nêu rõ Mỹ không còn coi các khu tái định cư Israel tại Bờ Tây là bất hợp pháp chiểu theo luật quốc tế đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa căng thẳng tại đây.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu trước báo giới hôm đầu tuần: “Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các khía cạnh của cuộc tranh cãi pháp lý, Mỹ kết luận rằng việc thành lập các khu định cư dân sự của Israel ở Bờ Tây không trái với luật pháp quốc tế”.

Gần 600.000 người Israel đang sống tại các khu tái định cư mà nước này xây dựng ở Bờ Tây sau khi chiếm vùng lãnh thổ này trong Cuộc chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Khu vực này cũng là nơi sinh sống của gần 3 triệu người Palestine dưới quyền kiểm soát của lực lượng an ninh Israel. Gần 2 triệu người Palestine khác đang sống ở Gaza - dải đất dài 40km do phong trào Hồi giáo Hamas cai quản và là nơi bị áp đặt lệnh phong tỏa giữa Israel – Ai Cập 12 năm nay. 

Trong khi Israel từ lâu đã tranh cãi với phần lớn cộng đồng quốc tế về quyết định các khu định cư là bất hợp pháp, nhiều thập kỷ, Mỹ đã giữ lập trường thỏa hiệp.

Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter năm 1978 cho rằng các khu định cư của Israel là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Người kế nhiệm của ông, Tổng thống Ronald Reagan lại không đồng ý với lập trường trên. Năm 1981, ông Reagan tỏ ý không tin các khu định cư này là trái phép. 

Kể từ đó đến nay, những đời Tổng thống Mỹ khác của đảng Cộng hòa và Dân chủ đã gọi các khu tái định của Israel là “không chính đáng” song từ chối gọi chúng là “bất hợp pháp” – thuật ngữ có thể dẫn đến những biện pháp trừng phạt quốc tế. 

Đến thời Tổng thống Barack Obama, xu hướng thỏa hiệp đó đã bị phá vỡ. Ông từ chối phủ quyết một nghị quyết của Liên hợp quốc yêu cầu Israel chấm dứt các khu định cư.

Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) khẳng định lập trường của khối này đối với hoạt động định cư của Israel tại vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, cho rằng hoạt động này là bất hợp pháp dựa trên luật quốc tế. Bà Mogherini nhấn mạnh chính sách định cư của Israel "làm xói mòn triển vọng giải pháp 2 nhà nước cũng như triển vọng cho một nền hòa bình lâu dài". EU kêu gọi Israel chấm dứt hoạt động định cư cũng như tuân thủ các nghĩa vụ của nước này.  

Về phần mình, Chính quyền Palestine cho biết Mỹ đã câu kết với Israel và loại bỏ chính mình khỏi tiến trình hòa bình Trung Đông, sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố công nhận tính hợp pháp của các khu định cư Do Thái tại vùng lãnh thổ chiếm đóng của Palestine. 

Tổng thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), Saeb Erekat cho rằng Palestine coi tuyên bố trên của Mỹ là không có hiệu lực và sẽ có hành động phản kháng tại Liên hợp quốc và các tòa án quốc tế. Ông nêu rõ:" Mỹ đã không đủ tư cách trong bất kỳ vai trò nào trong tiến trình hòa bình Trung Đông và Palestine sẽ không ngồi vào bất kỳ bàn nào đàm phán nào". 

Biểu tình Hong Kong leo thang

Chú thích ảnh
Người biểu tình quá khích tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 11/11/2019. Ảnh: THX/ TTXVN

Trước tình hình biểu tình của người dân chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, hãng thông tấn Tân Hoa dẫn lời một quan chức cấp cao của chính quyền Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) ngày 23/11 cho biết cần thiết phải duy trì sự hiện diện của cảnh sát tại các điểm bỏ phiếu để ngăn chặn hành vi can thiệp cũng như giữ gìn trật tự và pháp luật trong kỳ bầu cử địa phương. 

Tổng thư ký Đặc khu Matthew Cheung khẳng định các đội cảnh sát tuần tra sẽ tạo cảm giác an toàn cho người dân khi ra ngoài bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hội đồng quận, huyện vào ngày 24/11. 
"Chúng tôi quyết tâm và cam kết tổ chức một cuộc bầu cử trật tự, hòa bình, công bằng và trung thực", ông Cheung nói, đồng thời kêu gọi tất cả các thành viên trong cộng đồng hợp tác cũng như bảo vệ bầu cử.

Tờ Nhân Dân Nhật báo đưa tin hiện nay người biểu tình quá khích vẫn chiếm giữ các tuyến đường lớn ở Hong Kong. Trên đường phố và trong khuôn viên các trường đại học gần Kowloon, các sinh viên đeo mặt nạ đã phóng cung tên vót nhọn về phía cảnh sát và thường dân.

Họ đổ đầy xăng và trống, đánh cắp nhiều loại chất hóa học nguy hiểm bên trong phòng thí nghiệm trường Đại học Hong Kong Polytechnic để tạo vũ khí gây cháy tấn công lực lượng an ninh. 

Những ngày gần đây, nhiều đối tượng biểu tình quá khích dùng cách ngăn chặn các tuyến đường giao thông chính và phá hoại hạ tầng giao thông nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cơ quan như bệnh viện, trường học... Ngoài các tuyến đường sắt và toa tàu bị phóng hỏa, ô tô của người dân và xe chở khách đang chạy trên đường cũng bị ném bom xăng.

Những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng này trực tiếp gây nguy hiểm đến cuộc sống của những người dân Hong Kong. Nhiều cửa hàng, quán ăn, trung tâm thương mại phải đóng cửa vì lo sợ bị đập phá, khiến việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu bán lẻ sụt giảm, nền kinh tế của đặc khu này bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong diễn biến liên quan, Tòa án Tối cao Hong Kong ngày 23/11 đã quyết định tạm thời gia hạn 7 ngày đối với luật cấm đeo mặt nạ, 4 ngày sau khi tòa án này tuyên bố lệnh cấm đeo mặt nạ là vi hiến. 
Tòa án đã nhất trí cho phép đình chỉ tạm thời lệnh cấm trên "trong quan điểm về tầm quan trọng của công chúng đối với các vấn đề được nêu ra trong trường hợp này, và những hoàn cảnh đặc biệt mà Hong Kong đang phải đối mặt". 

Hoàng Trang/Báo Tin tức
Tình thế rối ren và cuộc bầu cử lần ba ở Israel
Tình thế rối ren và cuộc bầu cử lần ba ở Israel

Chính trường Israel vốn đang trong tình thế bế tắc lại tiếp tục chìm sâu vào rối ren với kịch bản xấu nhất: một cuộc bầu cử lần thứ ba trong vòng chưa đầy 1 năm, đang ngày càng hiện hữu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN