Thế giới đối mặt với nguy cơ thiếu hụt dầu diesel trầm trọng

Thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ là tin xấu với những nước tiêu thụ các sản phẩm dầu. Khi xem xét cụ thể, thiếu hụt dầu diesel tiềm ẩn hệ lụy tiêu cực thậm chí còn lớn hơn thiếu dầu thô.

Chú thích ảnh
Xe chở xăng dầu di chuyển tại New York, Mỹ, ngày 8/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Từ tháng hai, căng thẳng nguồn cung dầu thô, khí đốt và than đá đã bắt đầu lây lan sang các sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ, nhất là các mặt hàng dầu chưng cất, trong đó có dầu diesel.

Thị trường dầu diesel, nhiên liệu chủ chốt dùng trong hoạt động vận tải, hứng chịu cú sốc lớn trong thời điểm các nước ban hành lệnh phong tỏa, đóng cửa để kiểm soát COVID-19. Nhưng sau khi dỡ phong tỏa và các nền kinh tế bắt đầu hồi phục thoát khỏi đại dịch, nhu cầu vận tải tăng cao, kéo theo cầu tiêu thụ dầu diesel tăng vọt. Tuy nhiên, sản lượng lại không tăng tương ứng.

Theo khảo sát của Reuters, kho dự trữ dầu diesel tại châu Âu trong tuần này giảm xuống mức thâp nhất kể từ năm 2008, thấp hơn 8% - tương đương 35 triệu thùng, so với mức trung bình 5 năm gần đây tính cùng thời điểm. Tại Mỹ, tình hình còn tệ hơn. Kho dự trữ dầu diesel của Mỹ hiện thấp hơn 25% so với trung bình 5 năm, tương đương với mức suy giảm 30 triệu thùng. Tại Singapore, một trung tâm giao dịch năng lượng lớn của thế giới, lượng dầu diesel dự trữ cũng giảm 4 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm.

Tính trong 12 tháng gần đây, lượng dầu diesel trong kho của Mỹ, châu Âu và Singapore hao hụt 110 triệu thùng và chưa có tín hiệu sẽ sớm được lấp đầy. Nga hiện là nhà cung ứng lớn đối với sản phẩm này, đồng nghĩa với việc các lệnh cấm của phương Tây chống Moskva sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung. Do khan hiếm trên thị trường, hai tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới là Shell và BP đã tạm thời ngừng đáp ứng các chuyến hàng chở dầu diesel sang thị trường Đức trong vòng hai tuần.

Hoài Thanh/Báo Tin tức (Theo Oilprice)
Phương Tây sắp hết ‘vũ khí’ trừng phạt mạnh mẽ chống lại Nga
Phương Tây sắp hết ‘vũ khí’ trừng phạt mạnh mẽ chống lại Nga

Liên minh châu Âu (EU) đã công bố gói trừng phạt thứ tư nhằm vào Nga, trong đó nghiêm trọng nhất là lệnh cấm nhập khẩu thép và bỏ quy chế tối huệ quốc đối với Nga trong thương mại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN