Tác giả Cho Chul-hyeon và cuốn sách 'Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng'

Hàn Quốc vừa chính thức ra mắt cuốn sách mang tên “Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng” của tác giả Cho Chul-hyeon. Được biết, cho đến nay ở Hàn Quốc cũng như trên thế giới chưa có cuốn sách nào xuất bản riêng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người giữ chức Tổng Bí thư ba nhiệm kỳ liên tiếp kể từ năm 2011.

Chú thích ảnh
Tác giả Cho Chul-hyeon trong cuộc phỏng vấn với P/v TTXVN. Ảnh: Trường Giang

Cuốn sách đã bám sát những chặng đường chính trong sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chứa đựng những thông tin chi tiết về tuổi trẻ và những năm tháng đại học của Tổng Bí thư mà cho đến nay ít người biết đến. Cùng với đó, nhiều bài báo ông viết khi còn làm phóng viên cho “Tạp chí Cộng sản’, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng được giới thiệu chi tiết. Phóng viên TTXVN tại Seoul đã có cuộc trò chuyện với tác giả Cho Chul-hyeon xoay quanh ý nghĩa và nội dung cuốn sách:

1. Xin ông cho biết xuất phát từ động cơ nào và ông viết cuốn sách với mong muốn gì?

Tôi đã làm việc với tư cách nhà sản xuất phim tài liệu lâu năm. Đối với người Hàn Quốc, từ lịch sử lâu đời, có thể nói hai nước Hàn – Việt đã có mối nhân duyên với nhau nên nhìn chung chúng tôi đều rất quan tâm đến Việt Nam. Cá nhân tôi thì từ những năm 2000, các nhà văn trẻ Hàn Quốc đã thành lập hội các nhà văn trẻ để giao lưu với Việt Nam tìm hiểu về văn hóa và văn học Việt Nam. Và tôi có tham gia. Cũng trong quãng thời gian đó, ngoài các hoạt động giao lưu, tôi cũng đi qua lại Việt Nam nhiều lần và có thể nói rằng quãng thời gian độ tuổi 40 50 của tôi thu thập được khá nhiều thông tin về văn hóa, văn học Việt Nam. Trong quá trình đó. Năm 2008 và năm 2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thăm Hàn Quốc 2 lần. Năm 2008 là với vai trò Chủ tịch Quốc hội tháp tùng có phái đoàn kinh tế. Năm 2014, sau khi lên làm Tổng Bí thư, ông đã thăm chính thức Hàn Quốc. Chúng tôi là những người có giao lưu với Việt Nam lâu năm, có tìm hiểu về Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, vì thế rất tự nhiên thôi chúng tôi quan tâm đến chính trị và các chính trị gia Việt Nam. Không chỉ riêng tìm hiểu về TBT Nguyễn Phú Trọng, tôi quan tâm đến các nhân vật lãnh đạo cấp cao, những người đã dẫn dắt Việt Nam phát triển thành công như ngày hôm nay sau khi triển khai chính sách đổi mới.

Chú thích ảnh
Tác giả Cho Chul-hyeon trong cuộc phỏng vấn với P/v TTXVN. Ảnh: Trường Giang

Trước năm 2008 thì tôi cũng không hiểu biết rõ lắm đâu nhưng sau chuyến thăm 2008 của ông Trọng, qua thông tin báo chí, tôi biết ông xuất thân từ chuyên ngành văn học. Bắt đầu từ thông tin này khiến tôi quan tâm đến nhà lãnh đạo Việt Nam bởi rất hiếm nhà lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới có xuất phát từ chuyên ngành văn học. Ở Hàn Quốc chúng tôi, các nhà lãnh đạo thường xuất phát từ chuyên ngành luật hay kinh tế, chính trị học. Cá nhân tôi cũng tốt nghiệp ngành văn học nên từ đó tôi chính thức thu thập tài liệu về ông. Khi tìm hiểu tôi lại được biết ông từng là nhà báo lâu năm. Thú thực, tôi thực sự bị thu hút với lý lịch này. Một nhà lãnh đạo học ngành văn, từng là nhà báo là điều rất thú vị với tôi và tôi nảy sinh ý muốn tìm hiểu, đọc các bài báo của ông. Tôi biết ông từng công tác tại Tạp chí Cộng sản nên tìm đọc các bài báo của ông. Khi đọc tôi vô cùng ấn tượng về kỹ năng xuất sắc của ông trong viết bình luận, nghị luận các vấn đề Tôi có đưa vào quyền sách này một số bài viết của ông.Từ đây, tôi tiếp tục muốn tìm hiểu về thời sinh viên và thời niên thiếu của ông TBT Nguyễn Phú Trọng. Dần dần bức tranh trong tôi đã lộ diện. Khi đi tìm tài liệu, tôi thấy không có nhiều thông tin về ông Trọng khi còn học các cấp phổ thông từ tiểu học đến hết trung học phổ thông và cả giai đoạn học đại học. Báo chí Hàn Quốc chúng tôi cũng không có thông tin về những giai đoạn này. Chủ yếu các thông chỉ bắt đầu từ thời ông làm Chủ tịch quốc hội, rồi Tổng Bí thư và trước đó là giai đoạn làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Quá trình thu thập tài liệu của tôi gặp khó khăn trong thời kỳ COVID-19. Sau khi đại dịch COVID-19 thuyên giảm, việc đi lại Việt Nam thuận lợi hơn, đặc biệt, năm 2022 khi Hàn Quốc và Việt Nam kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tôi đã qua lại Việt Nam nhiều lần. Và cũng chính thời điểm này, việc hình thành cuốn sách về cuộc đời TBT Nguyễn Phú Trọng đã rõ ràng trong tôi. Tôi suy nghĩ, nếu đã viết sách thì cố gắng làm sao để đưa sách ra đúng dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của ông vào 14/4/2024. Và vì thế tôi lên kế hoạch để có thể ra cuốn sách vào thời điểm đó, nỗ lực dịch sang tiếng Việt để có thể công bố tại Việt Nam vào thời điểm có ý nghĩa này. Khi viết, tôi có ý muốn công bố để cho thế hệ trẻ không chỉ của chúng tôi mà cả của Việt Nam hiểu hơn về vị lãnh đạo lỗi lạc đất nước, đặc biệt là quãng đời niên thiếu của ông.

Chú thích ảnh
Tác giả Cho Chul-hyeon. Ảnh: Trường Giang

Quá trình quan tâm, tìm tư liệu của tôi có thể nói bắt đầu từ năm 2014. Tuy nhiên, để tập trung thu thập và viết cuốn sách thì từ năm 2022 đến khi sách được ấn bản, tôi đã gác lại toàn bộ công việc chỉ tập trung viết trong khoảng một năm rưỡi. Đầu tiên, tôi có đến gặp Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng (Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc) đề nghị giúp đỡ trong khâu thu thập tư liệu. Đặc biệt, tôi cũng có mong muốn được phỏng vấn ông Nguyễn Phú Trọng nhưng không làm được. Mục đích của tôi là có thể kiểm chứng một số tư liệu, lấy cảm xúc và có thể tìm hiểu thêm những điều tôi chưa biết. Đại sứ Tùng khi đó nói với tôi rằng: TBT Trọng là người rất khiêm nhường vì thế việc viết hoặc nói về bản thân ông chắc sẽ không được hoan nghênh. Vì thế việc phỏng vấn là không thể. Tuy nhiên, sứ quán sẽ tìm cách tìm hiểu và đặt vấn đề. Sau đó, Đại sứ Tũng cũng đã giới thiệu cho tôi một lãnh đạo cấp vụ, Vụ phó nhưng tôi không nhớ tên. Tôi đã sang gặp vị này ở Bộ Ngoại giao (Hà Nội) và một số nhân viên để đặt vấn đề xin giúp đỡ về tiếp cận tư liệu. Tuy nhiên, theo tôi được biết năm 2023, Việt Nam thực thi chính sách ngoại giao cây tre và chính vì thế các cán bộ của Bộ ngoại giao rất bận rộn cho các chuyến thăm của Tổng thống Mỹ J.Biden, Chủ tịch TQ nên có thể nói cuối cùng thì họ cũng không giúp gì được cho tôi. Tuy nhiên, cũng nhờ có những hoạt động ngoại giao dày đặc thì tôi lại tìm được nguồn tư liệu quý qua các bài phát biểu, diễn văn của TBT Nguyễn Phú Trọng. Tôi đã dịch tất cả các phát biểu, diễn văn của ông để đọc kỹ và nghiên cứu. Tiếp đó, tôi tìm vào website của Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Năm 2006, Trường kỷ niệm 100 năm thành lập và trong đó có rất nhiều bài viết quý, đặc biệt là tư liệu về giai đoạn học sinh của TBT Nguyễn Phú Trọng. Có lẽ người Việt Nam, kế cả báo chí Việt Nam cũng không có nhiều người biết về tư liệu ở trang web này.

Tiếp đó, tôi tìm hiểu tư liệu về ông Trọng thông qua các nguồn báo chí quốc tế nói về các chuyến thăm nước ngoài của ông. Ví dụ khi ông thăm Cuba thì báo chí Cuba viết gì, khi ông thăm Nga, báo chí Nga đưa ra các tư liệu gì. Tìm tòi những tư liệu kiểu này rất thú vị vì khi viết về lãnh đạo các nước, báo chí quốc tế thường không chỉ nói về vấn đề chính trị mà họ sẽ đưa ra các tư liệu để phác họa ra chân dung của vị lãnh đạo quốc gia đó. Thực sự khi tìm tư liệu, google đã hỗ trợ đắc lực cho tôi trong mảng thông tin này. Sau khi có các tư liệu thô, tôi bắt đầu làm việc với các chuyên gia nghiên cứu Việt Nam dể thẩm tra tư liệu. Cùng với đó, tôi tìm thêm tư liệu thuộc Tạp chí Cộng sản. Đặc biệt tôi tìm đọc luận văn tốt nghiệp đại học của ông Trọng. Giai đoạn năm 1981-1983 ông Trọng có giai đoạn nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Liên Xô, tôi cũng đã tìm ra luận văn để đọc. Có thể nói như vậy, tôi đã có tư liệu để hình dung được khá rõ cuộc đời của ông Trọng từ khi nhỏ, đến học đại học, làm việc ở tạp chí Cộng sản, đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô, giai đoạn làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội rồi 3 năm đầu của nhiệm kỳ đầu tiên làm TBT. Và từ đây tôi bắt đầu tập trung viết. Trong quá trình này, tôi đã gặp gỡ giáo sư Ahn Kyong-hwan, người từng làm Chủ tịch hội nghiên cứu Hàn-Việt và hiện ông đang làm Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi ở Hà Nội. Giáo sư Ahn đã tư vấn, hỗ trợ tôi rất nhiều trong kiểm chứng tài liệu, trong việc dịch thuật thì ông cũng hiệu dính giúp. Cùng với giáo sư Ahn, ở đại học ngoại ngữ Pusan có giáo sư Bae Yang-soo cũng đã giúp tôi rất nhiều. Với sự hỗ trợ của các giáo sư và các cộng sự khác tôi đã hoàn thành tác phẩm. Nếu các nhà chuyên môn soi xét thì chắc chắn nó sẽ còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, những vấn đề này tôi dự định, trong các lần tái bản tiếp theo sẽ tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa. Tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia, học giả, nhà báo, cơ quan để giúp tôi có thể hoàn thiện cuốn sách tốt hơn nữa.

2. Xin ông cho biết dư luận Hàn Quốc phản ứng thế nào về cuốn sách?

Chú thích ảnh
Tác giả Cho Chul-hyeon trai đổi với P/v TTXVN. Ảnh: Trường Giang

Ai cũng vậy thôi, khi sách chuẩn bị xuất bản, ai cũng sẽ có tâm lý lo lắng. Mặc dù tôi đã có vài chuyên gia Việt Nam học xem giúp nhưng như cô biết đấy, thế giới của chúng ta là của các chuyên gia nên tôi cũng lo lắng lắm. Tôi cứ quanh quẩn với suy nghĩ liệu tôi có viết những điều mà mọi người đã biết hết rồi không? Liệu có những chi tiết sai trong nội dung sách của tôi không? May mắn thay khi sách vừa ra mắt, giáo sư đầu ngành Việt Nam học của Trường Đại học Seoul là Kim Yong-geun đã nói với tôi rằng cuốn sách cung cấp nhiều tư liệu quý cho cho giới nghiên cứu Hàn Quốc. Với phản ứng đầu tiên như vậy, tôi cảm thấy tạm yên tâm. Sau có một giáo sư chuyên nghiên cứu châu Á, từng là nhà báo của Donga Ilbo điện thoại cho tôi và nói rằng đã đọc sách về TBT và cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Ông đề nghị chia thành 3 tập mỗi tập 90 phút để đưa lên youtube.

Đặc biệt sau đó, báo chí Hàn Quốc bắt đầu đưa tin về cuốn sách. Có một điều tập trung là họ đều nhấn mạnh câu nói rằng “nếu bạn biết về người lãnh đạo của một quốc gia, bạn có thể nhìn thấy tương lai của đất nước đó trong vòng 10 năm tới”. Cùng với đó các báo chí đều nhấn mạnh đây là tác phẩm của chuyên gia. Trước đây tôi đã từng viết sách và bán chạy về chính trị gia của Arập Xêút. Sách về chính trị gia Trung Quốc cũng có được xuất bản ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, sách về lãnh đạo Việt Nam, kể từ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh đến giờ không có. Đây chính là câu hỏi được nhiều tờ báo nêu ra?

Vừa qua, tôi có buổi thỉnh giảng đặc biệt cho khoảng 80 sinh viên Đại học ngành tiếng Việt của Đại học ngoại ngữ Pusan. Trong buổi nói chuyện về cuốn sách, các sinh viên Hàn Quốc đã bày tỏ quan tâm nhiều đến các nội dung cuốn sách và cho biết từ nay, khi giao lưu với sinh viên Việt Nam, họ không chỉ có chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lãnh tụ của Việt Nam mà còn có nhân vật rất đáng tôn kính hiện tại là TBT Nguyễn Phú Trọng. Với những phản ứng tích cực như vậy, tôi cảm thấy rất vui mừng và kể từ khi sách ra mắt đến nay đã được gần 1 tháng, lượng bán cũng rất đáng ngạc nhiên. Có khoảng 6000 cuốn đã được bán.

Đó là các phản ứng từ phía Hàn Quốc, TTXVN là cơ quan báo chí Việt Nam đầu tiên tìm đến phỏng vấn tôi. Tôi không dàm tự mãn mà chỉ hy vọng rằng khi nội dung sách được thông tin rộng rãi đến độc giả Việt Nam, giới học thuật Việt Nam thì tôi rất mong nhận được nhiếu ý kiến đóng góp, cung cấp cho tôi thêm nhiều thông tin. Đặc biệt với những phần mắc lỗi, hoặc có khiếm khuyết xin hãy góp ý cho tôi. Với tư cách là tác giả nước ngoài viết cuốn sách đầu tiên về TBT Nguyễn Phú Trọng, tôi xin hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu, học hỏi, bổ sung, cập nhật để hoàn thiện cuốn sách. Tôi cũng mong muốn viết tiểu sử cuộc đời TBT Nguyễn Phú Trọng sau này nếu tôi còn có bút lực.

3. Theo ông, Cuốn sách có đóng góp như thế nào cho quan hệ song phương Việt Nam – Hàn Quốc?

Khi tôi viết xong cuốn sách này, và một ngày trước sinh nhật lần thứ 80 của TBT Nguyễn Phú Trọng, tôi đã có buổi ra mắt sách tại Hà Nội với thành phần là các thành viên Hội Hàn kiều và ông Phan Huy, cháu của TBT Nguyễn Phú Trọng. Có rất đông kiều bào Hàn Quốc tham dự cuộc ra mắt này và họ đều nói thực sự biết rất ít về TBT Nguyễn Phú Trọng. Nay thông qua cuốn sách về TBT bằng tiếng Hàn, họ thêm hiểu về chiến dịch “đốt lò” bài trừ tham nhung, tiêu cực do ông khởi xướng và chỉ đạo, hiểu hơn về chính sách ngoại giao cây tre tài tình khiến nhiều cường quốc ví dụ như Mỹ phải vì nể với Việt Nam. Thông qua những câu chuyện trong cuốn sách họ hiều về tấm lòng thương dân, được bắt nguồn từ nhân cách của thời niên thiếu của TBT Trọng. Cuối cùng là họ hiểu được TBT xuất thân từ khoa văn nên mang cốt cách của Sĩ phu Bắc Hà và tư chất của học giả nên trong các phát biểu, bài viết, diễn văn của ông thường sử dụng nhiều điển tích, điển cố văn học, dẫn Kiểu để diễn đạt khiến gia tăng sự đồng cảm.

Trọng tâm vấn đề nằm ở chỗ này là khi người dân của Hàn Quốc chúng tôi hiểu biết về lãnh đạo tối cao của đất nước được ví như láng giềng thân cận, hiểu những tư tưởng của quốc gia đó từ triết lý về cuộc sống, về giáo huấn gia đình và xã hội, đến nếp tư duy thì rõ ràng là quan hệ giao lưu sẽ phải sâu sắc hơn. Và với nền tảng nhận thức thay đổi của kiều bào chúng tôi như vậy thì khi giao lưu, chắc chắn người dân Việt Nam sẽ nghĩ: có những điều về lãnh đạo của Việt Nam mà bản thân chúng tôi không biết thi rõ ràng người Việt Nam cũng phải cảm mến đối với chúng tôi. Với tư cách là tác giả tôi nghĩ, HLV Park Hang-seo có thể truyền được cảm hứng thể thao như vậy, các tập đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thể truyền được làn sóng Hàn, thì giá trị mà cuốn sách này mang lại là thúc đẩy giao lưu, tìm hiểu về đối tác của mình.

Tôi cũng rất bất ngờ vì sau khi bản tiếng Hàn được xuất bản ở Hàn Quốc, có một doanh nhân Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam đã đặt mua 1.200 cuốn. Ông nói rằng mua số sách tiếng Hàn này để dành tặng cho các sinh viên Việt Nam học tiếng Hàn Quốc. Sách này sẽ là món quà ý nghĩa đối với các sinh viên Việt Nam đang học tiếng Hàn. Cuốn sách sẽ giúp các sinh viên đọc để học tập theo TBT Nguyễn Phú Trọng vừa đồng thời là tài liệu học tập cho các em trong dịch thuật. Một số doanh nghiệp Hàn Quốc cũng ngỏ ý chờ đợi cuốn sách nếu được xuất bản bằng tiếng Việt Nam để tặng cho nhân viên các doanh nghiệp tại Việt Nam và các đơn vị đối tác của mình.

4. Sau khi hoàn thành một tác phẩm với rất nhiều tâm huyết như vậy, ông có dự định với Việt Nam trong tương lai hoặc có điều gì còn ấp ủ hay không?

Sau khi hoàn thiện cuốn sách, tôi nhận được đề xuất viết kịch bản cho bộ phim về Hoàng tử Lý Long Tường. Sang năm là kỷ niệm 800 năm ngày Hoàng tử vương Triều Lý - Lý Long Tường đặt chân đến đất Cao Ly. Bộ phim này được dựng với dự định làm tác phẩm kỷ niệm quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Với kinh nghiệm của một đạo diễn phim tài liệu nhiều năm, tôi sẽ tham gia sản xuất. Tạm thời tôi có thể bật mí đến đây.

Tôi còn có một ước nguyện: Tôi kính chúc TBT Nguyễn Phú Trọng luôn mạnh khỏe để tiếp tục dẫn dắt đất nước và đương nhiên cầu mong ông luôn hạnh phúc. Nếu có thể tôi mong có một lần được trực tiếp phỏng vấn ông và xin phép được tận tay kính tặng ông cuốn sách này!

Khánh Vân – Trường Giang
Tác giả cuốn sách nước ngoài đầu tiên về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tác giả cuốn sách nước ngoài đầu tiên về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc vừa chính thức ra mắt cuốn sách mang tên “Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng” của tác giả Cho Chul-hyeon. Đây là cuốn sách đầu tiên xuất bản riêng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hàn Quốc cũng trên thế giới, ngoài Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN