Theo nghiên cứu trên, hiện chưa đến 40% diện tích rừng tại khắp Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi là đủ điều kiện để các loài động, thực vật sinh tồn nếu nhiệt độ tăng quá khả năng chống chịu. Bà Rebecca Senior, Giáo sư tại Đại học Sheffield, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết diện tích rừng nhiệt đới bị chặt phá từ năm 2000 – 2012 khiến một khu vực rộng lớn hơn đất nước Ấn Độ không còn khả năng bảo vệ các loài động, thực vật khỏi tác động của biến đổi khí hậu.
Nạn phá rừng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của động, thực vật hoang dã mà còn khiến cho các loài khó khăn hơn khi di chuyển. Bà Senior nêu rõ khi thiếu tuyến đường di cư đến những môi trường sống mát mẻ hơn, các loài động và thực vật dễ bị ảnh hưởng có nguy cơ bị tuyệt chủng ở cấp quốc gia và toàn cầu.
Nghiên cứu cũng phát hiện với mức độ biến đổi khí hậu như hiện nay, các loài động, thực vật hiện phải “di cư” đến những nơi ít nắng nóng hơn, đến năm 2070 sẽ sống trong môi trường nóng hơn 2,7 độ C so với giai đoạn nửa sau thế kỷ thứ 20.
Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về tác động qua lại giữa nạn phá rừng và biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu trong hơn 10 năm.