Quốc hội Armenia tuyên bố bất ngờ về gia nhập NATO và tư cách thành viên CSTO

Nếu Armenia muốn gia nhập NATO, nước này sẽ phải thừa nhận rằng họ không có xung đột lịch sử nào, đặc biệt là với một trong những thành viên của liên minh - Thổ Nhĩ Kỳ.

Chú thích ảnh
 Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Armenia tại Yerevan. Ảnh: AFP/TTXVN

Tờ Izvestia (Nga) ngày 26/6 đưa tin, Quốc hội Armenia cho biết nước này không có kế hoạch gia nhập NATO. Đảng Khế ước Dân sự cầm quyền Armenia nhấn mạnh rằng việc rời khỏi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) cũng không được thảo luận, bất chấp mối quan hệ khó khăn của Yerevan với tổ chức này trong những năm gần đây và những tuyên bố của Thủ tướng Nikol Pashinyan.

Theo những người được tờ Izvestia phỏng vấn, sự hợp tác của Armenia với NATO không có nghĩa là mối quan hệ của nước này với Nga và CSTO phải xuống dốc.

Alexey Sandykov, thành viên của đảng Khế ước Dân sự, nói về việc Armenia gia nhập NATO: “Điều đó hoàn toàn không nằm trong chương trình nghị sự và chưa bao giờ như vậy”. Theo ông Sandykov, kể từ những năm 1990, một hình thức hợp tác đã được hình thành trong quan hệ giữa nước này và NATO; nó “vẫn cũ như thời gian” và không hề thay đổi.

Về phần mình, Gegham Manukyan, lãnh đạo phe đối lập Armenia, nói rằng nước này đã hợp tác với NATO trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nhiều năm, nhưng điều này không ngăn cản Yerevan có quan hệ hữu nghị và gần gũi với Nga hoặc vẫn là thành viên của CSTO. Theo ông Manukyan, Quốc hội Armenia hiện không thảo luận về việc nước này rút khỏi CSTO, vốn ngoài Nga và Armenia, còn có Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.

"Armenia là một trong những nước sáng lập CSTO và là thành viên tích cực tham gia tổ chức. Sau năm 2018, ban lãnh đạo mới của Armenia và các hành động của nước này đã khiến mọi việc trở nên phức tạp. Đúng, có vấn đề với CSTO, với vị trí vai trò của từng thành viên CSTO. Nhưng điều này sẽ không ngăn cản cuộc thảo luận về bất kỳ vấn đề nào nếu chúng được 'đặt lên bàn'", ông Manukyan nói thêm.

Trong khi đó, nhà khoa học chính trị Thổ Nhĩ Kỳ Iqbal Durre nhận định nếu giới lãnh đạo Armenia muốn nước này gia nhập NATO, họ sẽ phải thừa nhận rằng họ không có xung đột lịch sử nào, đặc biệt là với một trong những thành viên của liên minh - Thổ Nhĩ Kỳ. Nói cách khác, nếu Yerevan muốn tăng cường hợp tác với NATO, họ sẽ phải đưa ra một số nhượng bộ.

Vũ Thanh/Báo Tin tức
Azerbaijan cảnh báo Armenia và Pháp sau thương vụ mua bán pháo tự hành CAESAR
Azerbaijan cảnh báo Armenia và Pháp sau thương vụ mua bán pháo tự hành CAESAR

Cảnh báo được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Armenia Suren Papikyan và người đồng cấp Pháp Sébastien Lecornu kí kết thỏa thuận mua pháo tự hành CAESAR.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN