Quốc hội Argentina bác bỏ chính sách cải cách của Tổng thống Milei

Ngày 7/2, đại diện đảng Tự do Tiến lên (LLA) Oscar Zago đã yêu cầu Hạ viện xem xét lại, bổ sung và bỏ phiếu một số điều trong Luật Xe buýt, đã được thông qua cả gói từ hôm 1/2, đặc biệt quy định tư hữu hóa các tập đoàn nhà nước. Tuy nhiên, Chính phủ của Tổng thống Javier Milei đã thất bại trong lần bỏ phiếu này.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh phiên bỏ phiếu của Quốc hội Argentine về gói chính sách cải cách kinh tế vĩ mô của Tổng thống Javier Milei tại Buenos Aires, ngày 2/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, theo quy định của Quốc hội Argentina, dù một dự luật đã được thông qua cả gói nhưng khi xem xét chi tiết và bỏ phiếu từng điều khoản mà điều khoản đó không được thông qua thì kết quả bỏ phiếu trước đó sẽ bị vô hiệu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc kết quả bỏ phiếu dự Luật Xe buýt do Chính phủ đề xuất không còn giá trị. Các nghị sĩ sẽ phải xem xét, đàm phán lại gói chính sách cải cách kinh tế vĩ mô của Tổng thống cực hữu Milei.

Diễn biến vô cùng bất ngờ này được coi là thắng lợi lớn của phe đối lập trong lúc Tổng thống Milei đang thực hiện chuyến thăm Israel, sau đó sẽ tới Italy và thăm Vatican, và dự kiến tới ngày 12/2 mới trở về nước.

Trước đó, ngày 2/1, Hạ viện Argentina đã bỏ phiếu phê chuẩn gói cải cách kinh tế, xã hội và chính trị sâu rộng do Chính phủ soạn thảo nhằm cải cách nền kinh tế của quốc gia Nam Mỹ vốn đang gặp muôn vàn khó khăn. Dự thảo Luật Xe buýt dài hơn 700 trang, tuy nhiên trong quá trình đàm phán, phe đối lập đã yêu cầu loại bỏ nhiều điều khoản mà Chính phủ đưa ra. Đảng LLA của Tổng thống Milei là phe thiểu số ở Quốc hội, với 38/257 nghế ở Hạ viện và 7/72 ghế ở Thượng viện.

Từ Jerusalem, Tổng thống Milei chỉ trích “có một thế lực chính trị đang chống lại việc thực hiện những thay đổi mà đất nước cần. Những người này cần có lời giải thích cho xã hội”, đồng thời khẳng định Chính phủ “sẽ tiếp tục theo đuổi kế hoạch đã đề ra dù có hoặc không có sự hỗ trợ của giới lãnh đạo chính trị đã phá hủy đất nước”.

Ông Milei cũng đăng trên tài khoản mạng xã hội X danh sách các nghị sĩ bỏ phiếu chống việc thông qua các điều khoản thương lượng bổ sung. Ông tố cáo 10 thống đốc thuộc đảng Cùng nhau tiến bước đã “hủy hoại” những nỗ lực thông qua dự Luật Xe buýt và gọi những người này là “những kẻ phản bội” và “vô trách nhiệm”.

Ông Milei nhiều lần tuyên bố cần mở cửa tối đa nền kinh tế Argentina, thúc đẩy tư nhân hóa, giảm thiểu thâm hụt ngân sách, thị trường có vai trò điều tiết và nhà nước không cần can thiệp.

Phản ứng về kết quả bỏ phiếu tại Hạ viện, Bộ trưởng Kinh tế Argentina Luis Caputo đe dọa nếu dự Luật Xe buýt không được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ gia tăng các chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Ông khẳng định chương trình kinh tế của Chính phủ “sẽ không hề bị ảnh hưởng” về sự việc này.

Theo ông Caputo, các chính sách kinh tế đang được áp dụng hiện nay “đang đem lại kết quả tốt” bởi Argentina “đang dần đạt được cân bằng tài chính” và lạm phát đang trên đà giảm. Ông cho biết lạm phát tháng 12 ở mức 25%, tháng 1 là 20% và tháng 2 này sẽ xuống mức dưới 20%.

Diệu Hương (TTXVN)
Thế giới 2023: Argentina chịu sức ép lạm phát nghiêm trọng nhất trong 34 năm qua
Thế giới 2023: Argentina chịu sức ép lạm phát nghiêm trọng nhất trong 34 năm qua

Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ngày 11/1, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết Argentina khép lại năm 2023 với Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng tới 211,4% so với năm 2022. Đây là mức tăng CPI kỷ lục tại nền kinh tế lớn thứ 3 Mỹ Latinh kể từ giai đoạn siêu lạm phát 1989-1990.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN