Quốc gia châu Âu cạn kiệt than đá vì cấm vận Nga

Quốc gia châu Âu này đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhiên liệu do lệnh cấm nhập khẩu than đá của Nga.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa - Sputnik

Ngày 27/5, Thứ trưởng Bộ Tài sản Nhà nước Ba Lan Piotr Pyzik cho biết các công ty nước này đã hạn chế bán than ra thị trường sau khi chặn nguồn cung từ Nga.

Ông Piotr Pyzik giải thích tình trạng khan hiếm xảy ra do nhu cầu về loại nhiên liệu trên trong nước đang vượt xa sản lượng trong nước. “Hiện các doanh nghiệp quyết định hạn chế bán hàng để bảo vệ nguồn nhiên liệu cho mùa sưởi ấm tiếp theo”, quan chức Ba Lan trên lưu ý. 

Ông cũng thừa nhận tình hình trong nước đang khó khăn và người tiêu dùng khó có thể mua than.

Lệnh cấm than đá của Nga cũng dẫn đến tình trạng đầu cơ giá ở Ba Lan. Truyền thông địa phương đưa tin người dân đã xếp hàng dài gần các kho than để mua hàng. Mặc dù mùa sưởi ấm đã qua nhưng nhu cầu than lại tăng đột biến.

Theo cổng thông tin Onet, hơn 100 phương tiện đã xếp hàng tại kho than ở Gorzyce Wielkie.
Trong bối cảnh thiếu hụt, nhiều hộ gia đình đã buộc phải mua than từ những người bán lại với giá 700-800 USD/tấn, cao gấp 3-4 lần mức giá chính thức. 

Ba Lan đã nhập khẩu than của Nga suốt nhiều năm, chiếm khoảng 20% lượng tiêu thụ nội địa của quốc gia này. Khoảng 9,4 triệu tấn đã được nhập khẩu vào Ba Lan vào năm 2020 và chủ yếu được sử dụng để sưởi ấm cho các hộ gia đình cá nhân. Quốc gia này cũng nhập khẩu khoảng 50% lượng khí đốt và hơn 60% lượng dầu mỏ từ Nga.

Tuy nhiên, kể từ khi xung đột quân sự ở Ukraine xảy ra, Warsaw đã kêu gọi cấm hoàn toàn năng lượng của Nga. Vào tháng 3, Warsaw cho biết sẽ chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu nhiên liệu của Nga, bao gồm dầu, khí đốt và than vào cuối năm 2022.

Hoàng Trang/Báo Tin tức (Theo RT)
Nga giảm giá 25%, dòng dầu xuất khẩu tăng mạnh tới Ấn Độ và Trung Quốc
Nga giảm giá 25%, dòng dầu xuất khẩu tăng mạnh tới Ấn Độ và Trung Quốc

Lần đầu tiên các nước châu Á trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga với lượng dầu nhập khẩu trong tháng 4/2022 vượt châu Âu, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc là hai điểm đến chính.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN