Quan hệ Boko Haram-IS chưa mặn nồng

Khi Boko Haram đánh ý liên minh với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria trong năm ngoái, có lo sợ rằng những vụ khủng bố ở Nigeria sẽ vươn sang tầm quốc tế, tuy vậy 12 tháng sau điều này lại không hề xảy ra.

Nhóm phiến quân Boko Haram tại khu vực biên giới giữa Cameroon và Nigeria. Ảnh: AP/TTXVN

Hai tổ chức khủng bố khét tiếng nguy hiểm trên thế giới với những cuộc tàn sát hàng ngàn người nay lại tuyên bố kết nối liên minh thực sự là viễn cảnh không hề tươi đẹp. Cộng đồng quốc tế tỏ ra quan ngại về khả năng làn sóng chiến binh người nước ngoài đến các nước quanh khu vực Hồ Chad và tạo ra xung đột leo thang.

Nhiều nhà phân tích từ lâu đã coi việc công bố hợp tác là chiến thuật tuyên truyền có lợi cho cả IS và Boko Haram. Boko Haram đang ở thời điểm gặp khó khăn trước các lực lượng địa phương còn IS đã phải gác tham vọng lãnh thổ sang một bên khi liên tục hứng chịu các cuộc không kích của không quân Nga, Mỹ.

Các chuyên gia đánh giá Boko Haram đang yếu đi và tổ chức thiếu chặt chẽ hơn sau các cuộc đụng độ trải dài cả năm trời. Còn tên trùm của Boko Haram Abubakar Shekau thì bặt vô âm tín, và mới chỉ được nhắc tới hai lần kể từ khi các đoạn băng ghi âm của hắn được công bố hôm 7/3/2015 với hứa hẹn cùng thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.

Nhà phân tích an ninh người Nigeria Abdullahi Bawa Wase đã lập luận với AFP: “Không có gì thay đổi ở các đơn vị Boko Haram kể từ tuyên bố của Shekau. Điều đó đã không thể thu hút được vũ khí và tiền mặt của IS. Đối ngược lại, Boko Haram lại yếu đi ngay cả trước khi đưa ra tuyên bố hợp tác, điều đó được chứng minh qua việc giảm mạnh các cuộc tấn công liều chết. Ngay cả tỉ lệ đánh bom tự sát cũng giảm”.

Quân đội Nigeria kể từ đó đã đẩy mạnh chiến dịch tấn công vào các cứ điểm của Boko Haram rồi giải thoát cho hàng ngàn người đang sống dưới sự kiểm soát của tổ chức khủng bố này. Nigeria hiện nay cũng đang kêu gọi hai triệu người bị mất nhà cửa và sống tha hương vì Boko Haram quay trở về nhà.

Một nguồn tin an ninh Nigeria cho biết IS là “một nhãn hàng quảng cáo mà Boko Haram muốn sử dụng để tự coi rằng tổ chức này là nhóm khủng bố uy lực”. Thậm chí tuyên bố của Shekau và ý định thay đổi nhãn hiệu từ Boko Haram thành “tỉnh phía tây châu phi của IS” hay ISWAP đã tạo ra vết rạn trong nội bộ Boko Haram.

Có ít người muốn chống lại thủ lĩnh tuy nhiên một số cá nhân không chịu quy phục đã tìm kiếm những mối liên hệ thân thiết hơn với các nhóm khủng bố ở vùng Sahel. Một thành viên của Tổ chức Tư vấn An ninh hiện đại (MOSECON) Yan St-Pierre cho biết rằng Boko Haram đã móc ngoặc với các nhóm khủng bố khác trong năm qua để “làm ăn và hỗ trợ hậu cần”.

Trong khi đó cảnh sát ngầm của Nigeria lại công bố về việc bắt 7 thành viên của Ansaru, một nhánh của Boko Haram đã bắt cóc một vài người phương Tây và là đối tác thân thiết của Al-Qaeda. Nhưng cùng lúc đó họ cũng bắt được một người tuyển dụng của IS, hai nhân viên IS hoạt động tại Nigeria và tiểu vùng Tây Châu Phi cùng bốn người khác đang có dự định gia nhập IS

Đến nay chính phủ các nước phương Tây vẫn coi Boko Haram là mối đe dọa nguy hiểm. Các máy bay không người lái của Mỹ đã bắt đầu được vận hành từ căn cứ ở bắc Cameroon trong khi Lầu Năm Góc được cho rằng đang cử các máy bay huấn luyện tới đông bắc Nigeria.

Hà Linh (Theo AFP)
Nguy cơ IS và Boko Haram lập liên minh khủng bố ở châu Phi
Nguy cơ IS và Boko Haram lập liên minh khủng bố ở châu Phi

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen ngày 18/1 đã lên tiếng cảnh báo về cái gọi là "trục khủng bố“ mới ở châu Phi.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN