Theo hãng thông tấn Reuters (Anh), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Trung Quốc đã buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao tài sản trí tuệ để đổi lại việc được kinh doanh ở thị trường nước này.
Theo kênh CNN (Mỹ), Trung Quốc là thị trường nơi một số công ty lớn của Mỹ như GM, Qualcomm bán được nhiều sản phẩm nhất. Phó Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung Quốc Jacob Parker từng nhận định: “Trung Quốc là thị trường 600 tỉ USD cho kinh tế Mỹ”.
Nhà máy sản xuất của GM tại Trung Quốc. Ảnh: The New York Times |
Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ Trung Quốc đang vấp phải phản đối gia tăng bắt nguồn từ những yêu cầu đặt ra với các công ty nước ngoài muốn bước chân vào thị trường quốc gia này.
Chính quyền Tổng thống Trump từng tuyên bố quy định không công bằng của Bắc Kinh là lý do khiến Mỹ lên kế hoạch áp dụng mức thuế 50 tỉ USD với hàng hóa Trung Quốc. Động thái này đã làm gia tăng quan ngại về chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các công ty nước ngoài từ lâu đã phản ánh rằng Trung Quốc ép buộc họ phải trao các bí mật thương mại để đổi lấy việc được bước chân vào thị trường này. Ở một số lĩnh vực, Trung Quốc thậm chí chỉ cho các công ty nước ngoài hoạt động qua hình thức liên doanh với đối tác Trung Quốc – sẽ nắm nhiều cổ phần nhiều hơn.
Đào tạo đối thủ tương laiCác hãng sản xuất ô tô hàng đầu như GM, Volkswagen và Toyota đã chấp nhận phối hợp cùng doanh nghiệp địa phương thay vì phải chịu mức thuế đối với xe nhập khẩu vào Trung Quốc.
Điều này dẫn đến lo ngại rằng các công ty Trung Quốc có thể “tóm” được bí quyết công nghệ của những công ty nước ngoài.
Giáo sư Mary Lovely tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson trụ sở tại Mỹ nhận định rằng như vậy các hãng sản xuất ô tô quốc tế “đang đào tạo đối thủ tương lai của họ”.
Chuyên gia Scott Kennedy tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) phân tích: “Không hề bất ngờ khi thấy một số sản phẩm của thương hiệu Trung Quốc lại có mẫu hao hao với Mỹ và châu Âu”.
Công nghệ mớiCuộc đua phát triển công nghệ tiên tiến liên quan tới xe điện cũng gây ra lo ngại. Trong tháng 3, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer khẳng định rằng quy định của Chính phủ Trung Quốc đồng nghĩa với việc các công ty nước ngoài phải chuyển giao mọi công nghệ chủ chốt liên quan tới xe ô tô điện nếu muốn được phép bán sản phẩm này tại thị trường 1,3 tỉ dân.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer. Ảnh: Reuters |
Bên cạnh đó, ông Jacob Parker cho biết trong 3 năm qua, khoảng 1/5 các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc nhận được yêu cầu chuyển giao công nghệ cho đối tác địa phương.
Vấn đề nhạy cảmGiáo sư Mary Lovely nói: “Các công ty nước ngoài hiện hoạt động tại Trung Quốc đều miễn cưỡng lên tiếng phản đối thực tiễn này bởi họ lo sợ nó sẽ gây tổn hại cho việc kinh doanh”.
Những công ty không chấp nhận “luật chơi” này sẽ buộc phải đối mặt với mức thuế cao ở các cửa khẩu nơi vận chuyển hàng hóa đến Trung Quốc.
Một ví dụ điển hình là công ty sản xuất xe điện Tesla, đã bỏ ra nhiều năm trời cố đạt được thỏa thuận để xây một nhà máy trên lãnh thổ Trung Quốc mà không phải “bắt tay” với đối tác địa phương. CEO của Tesla là Elon Musk trong đầu tháng 4 đã đăng lên mạng xã hội Twitter bất bình rằng “những quy định hiện tại hiện mọi thứ đều rất khó khăn”.
"Bàn thắng" của Boeing
Tuy nhiên, không phải không có trường hợp ngoại lệ và hãng sản xuất máy bay Boeing là một ví dụ điển hình. Boeing đã gặt hái nhiều “quả ngọt” tại thị trường Trung Quốc mà không phải “hy sinh” bí mật công nghệ.
Boeing vận hành một nhà máy tại Trung Quốc với đối tác là công ty nhà nước Comac. Tuy nhiên, Boeing chỉ để công ty Trung Quốc Comac can thiệp vào quá trình sản xuất cuối cùng của máy bay như lắp ghế hoặc thảm.
Trung Quốc biện minh
Chính phủ Trung Quốc đã phủ nhận cáo buộc đối xử không công bằng với các công ty nước ngoài.
Bắc Kinh còn cho rằng bất cứ bí mật công nghệ nào mà những công ty nước ngoài đã chuyển giao cho Trung Quốc đều nằm trong thỏa thuận được đôi bên đồng ý.