Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Geoscience tuần này. Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu do tàu thám hiểm Chúc Dung thu thập trong 60 ngày đầu tiên sau khi đổ bộ, trong đó tàu di chuyển quãng đường khoảng 450 m.
Sau khi nghiên cứu đá bề mặt do các camera của tàu thám hiểm Chúc Dung chụp ảnh, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân ở Đông Bắc Trung Quốc nhận thấy rằng đất của Sao Hỏa có độ liên kết và độ chịu tải cao, bằng chứng bị xói mòn bởi gió. Họ cũng nhận thấy các đỉnh núi, gợn sóng và miệng núi lửa bị xói mòn, cho thấy địa điểm này trong những khoảng thời gian dài bị tác động của gió.
Ngoài bị xói mòn bởi gió, các nhà nghiên cứu cũng quan sát một số kết cấu đá dường như là bằng chứng tương tác với nước muối.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các phát hiện này có thể đem lại thêm hiểu biết mới về lịch sử của bề mặt hành tinh Đỏ và sự tiến hóa của vùng đồng bằng phía Bắc Sao Hỏa.
Tàu Chúc Dung hạ cánh xuống Utopia Planitia, một đồng bằng rộng lớn ở bán cầu Bắc của Sao Hỏa ngày 15/3/2021. Kể từ đó, tàu Chúc Dung đã thu thập các mẫu đá bề mặt và chụp ảnh trong khi thám hiểm hành tinh này. Một số nhà khoa học cho rằng Utopia Plain là một khu vực núi lửa có độ tuổi bể mặt ước tính hơn 3 tỉ năm. Đây có thể là nơi chứa một lượng lớn nước lỏng hoặc băng trong quá khứ.