Ở huyện Ái Huy, thành phố Hắc Bắc, tỉnh Hắc Long Giang, trong căn phòng chưa đầy 10m2, một cụ già 74 tuổi dân tộc Mãn Châu tên là Trương Bảo Trân nói: “Phát súng đầu tiên trong năm 2017 bắn khá muộn, trận mưa tuyết đầu tiên đã rơi lâu rồi”.
Miếng thịt đặt trước mặt bà dài hai mét, rộng một mét. Bà đang làm sủi cảo để chuẩn bị cho chuyến lên núi đi săn của con trai.
Muốn săn được phải có ngựa và chó săn giỏi. |
Hai con trai và người chồng đã mất của bà đều là thợ săn, Trương Ngọc Trân kể về các chuyến đi săn như một chuyên gia: “Mùa đông là thời điểm tốt nhất để đi săn, là ngày mà những bông tuyết đầu tiên rơi xuống, rất dễ tìm thấy dấu chân của các con thú trên tuyết”.
Con trai bà Trương Ngọc Trân, Gia Xuân Dũng, đang xếp hành lý: Một tấm thảm, một chiếc áo lông vũ to, một chiếc dao dài và một khẩu súng. Mặc dù có một nửa dòng máu của người mẹ dân tộc Mãn Châu, nhưng Gia Xuân Dũng được đặt tên theo dân tộc Oroqen của cha. Dòng họ Gia của bố anh là một trong năm dòng họ lớn nhất của dân tộc Oroqen. Gia Xuân Dũng trong tiếng Oroqen có nghĩa là “thật thông minh”.
Là một trong 12 thợ săn, vào sáng sớm hôm sau, Gia Xuân Dũng chuẩn bị vào núi. Một chú ngựa ô rất đẹp, đã thuần hóa được sau khi bắt ở trên núi, đang ăn cỏ khô trong chuồng. Vài con chó săn vui vẻ đang đùa giỡn với nhau.
Anh trai của Gia Xuân Dũng đi lấy khẩu súng, anh là một trong những tay súng hàng đầu ở địa phương. Nhưng Gia Xuân Dũng không lên núi với anh trai mà nạp đạn cùng với hai người bạn. Nhiều người trong thôn là những người cầm súng lên núi hoặc lên núi dù không mang súng. 12 thợ săn phát huy vai trò lớn nhất.
Gia Hâm, con trai của Gia Xuân Dũng, không tham gia vào nhóm thợ săn. Anh nói: “Tôi không thích săn bắn”. Gia Hâm (23 tuổi), cũng có một phần tư dòng máu dân tộc Oroqen, từ khi 15 tuổi đã cùng bố lên núi săn bắn.
Gia Xuân Dũng nói: “Hiện tại, thanh niên dân tộc Oroqen không thích săn bắn, họ cưỡi ngựa cũng khó khăn”. Gia Xuân Dũng (47 tuổi), vẫn là người trẻ nhất trong số 12 thợ săn dân tộc Oroqen. Bắt đầu từ làng, sau 4 giờ đồng hồ di chuyển, người, ngựa và chó săn đi cùng Gia Xuân Dũng cuối cùng đã đến đại bản doanh của các thợ săn trong mùa đông.
Những người thợ săn tìm dấu vết của các con thú. |
Tháng 3/1966, một nông trang được xây dựng với sự giúp đỡ của hơn 4.000 sĩ quan và binh lính của sư đoàn 37 thuộc quân khu Thẩm Dương. 50 năm sau, nông trang này gần như bị bỏ hoang và chỉ có một số người cao tuổi sống ở đó. Căng tin của sư đoàn 37 đã đóng cửa do không có khách hàng.
Nước uống ở nông trang này được đem từ các làng đến, lại lạnh hơn nhiều so với làng. Nhiệt độ ban ngày là âm 20 độ, ban đêm là âm 30 độ. Những người ở nông trang thường xuyên bị chảy máu cam, máu đông cứng lại như cục đá trên mũi.
Ở trên ngọn núi băng giá, Gia Xuân Dũng tỏ ra rất dũng cảm. Khác với vẻ thờ ơ và không có gì vui vẻ ở làng, ông lại vui vẻ, tự tin, cưỡi ngựa đi cùng con chó của mình với ánh mắt rạng rỡ. Đây là nơi tổ tiên ông sống với nhiều thế hệ.
Là một thành viên cổ đại của Trung Quốc, dân tộc Oroqen là một trong 10 dân tộc bản địa ở tỉnh Hắc Long Giang. Họ được coi là những người sống trên lưng ngựa, mặc quần áo làm từ da ngựa. Trong quá khứ, họ thường sống trong rừng sâu hoặc gần các con sông, bẫy con hoẵng, đánh cá muỗng, săn chim trĩ.
Vào năm 1953, dân tộc Oroqen được đưa đến định cư tại các làng miền núi, từ xã hội nguyên thủy bước vào xã hội xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, đa số người có kinh nghiệm săn bắn trên núi đều trên 70 tuổi. Ông Gia Trường Vân (74 tuổi), nhớ lại: “Trước khi lên 7 tuổi, tôi toàn ở trên núi, ăn uống rất thoải mái, đợi bố đi săn, khi mặt trời lặn thì bố đem về hai đến ba con hoẵng, cũng có thể đem về con cá dài hơn 1 mét”.
Những người dân tộc Oroqen được chính phủ Trung Quốc cho phép săn bắn hợp pháp. |
Vào thời điểm đó, người dân tộc Oroqen đi săn quanh năm, động vật mà họ hay săn được là hươu, nai. Họ chia một năm thành nhiều mùa săn bắn khác nhau: Từ đầu Tết nguyên Đán đến tháng ba là thời kỳ hươu mang thai, từ tháng tư vào tháng chín là thời kỳ săn hươu, sau đợt mưa tuyết đầu tiên trong mỗi năm là thời kỳ thuộc da. Nhưng dần dần, ở nông trang này săn ít con thú hơn, thời gian để người dân tộc Oroqen săn bắn cũng ít hơn.
Những người cùng thế hệ với Gia Xuân Dũng chỉ vào núi săn bắn trong mùa đông, bắt được một số lợn rừng. Đối với họ, mùa đông săn lợn rừng là việc dễ dàng. Lợn rừng vào mùa thu thì ăn nhiều nên có nhiều mỡ, đến mùa đông có nhiều mỡ thừa. Do đó, mùa đông là thời điểm tốt nhất để săn lợn rừng.
Gia Xuân Dũng đã đi săn hơn 20 năm, kinh nghiệm đi săn sâu sắc nhất của ông cũng là săn lợn rừng. Cách đây hơn 10 năm, ông và anh trai đi vào núi sâu để săn bắn, thì gặp một con lợn rừng vào ban ngày. Ông đã bắn trúng vào con lợn rừng, con lợn rừng bị thương đầy máu bỗng lao thẳng vào người ông, răng nanh nhọn hoắt của nó chút nữa đâm vào ông, sau đó nó gục xuống và chết.
Gia Xuân Dũng không dừng đi săn, dù nguy hiểm vì ông rất yêu công việc này. Thực ra, ông yêu những ngọn núi và khu rừng, trân trọng giá trị của con mồi. Tình yêu đó giúp ông và những người dân tộc Oroqen trở thành những người thợ săn cuối cùng ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.