Nhật Bản có thêm một di sản văn hóa phi vật thể

Tại cuộc họp trực tuyến của Ủy ban liên chính phủ thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra ngày 17/12, kỹ thuật kiến trúc thủ công truyền thống của Nhật Bản đã chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: architizer.com

Kỹ thuật trên bao gồm 17 hạng mục thủ công có từ thời xa xưa của Nhật Bản, gồm kỹ thuật chế tác làm gỗ, kỹ thuật xây, lợp ngói, lợp cỏ, kỹ thuật chiếu tatami, các kỹ thuật trang trí, phối màu nội ngoại thất truyền thống.

Đặc trưng của các kỹ thuật này là đều sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như gỗ, cỏ dại, đất… nhưng lại có khả năng chống chịu tốt trước thiên tai như bão gió, động đất. Đại diện nổi tiếng nhất của kỹ thuật này là công trình xây dựng chùa Koryuji ở tỉnh Nara. Ngày nay, các kỹ thuật này vẫn đang được sử dụng để bảo tồn và sửa chữa các công trình cổ tại Nhật Bản.

Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 22 của Nhật Bản được UNESCO công nhận, sau kịch Kabuki, kịch Noh, ẩm thực, giấy Nhật Bản… Cơ quan chức năng Nhật Bản hy vọng sang năm tới, điệu múa dân gian Furyu Odori của nước sẽ tiếp tục được đăng ký vào danh sách di sản phi vật thể của UNESCO.

Phạm Tuân (TTXVN)
Câu chuyện về startup 100 tỷ yen của Nhật Bản có vị CEO đi lên từ đường phố
Câu chuyện về startup 100 tỷ yen của Nhật Bản có vị CEO đi lên từ đường phố

Ít ai biết được rằng trước khi sở hữu một cơ ngơi về công nghệ với giá trị thị trường hơn 100 tỷ yen (tương đương 1 tỷ USD), anh Taihei Kobayashi - hiện là Giám đốc điều hành (CEO) của Sun* Inc.- đã từng trải qua những ngày tháng vô gia cư vô cùng khó khăn và phải ngủ vạ vật trên đường phố Tokyo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN