Nga-Mỹ bế tắc quanh vấn đề Ukraine

Mặc dù cả Nga và Mỹ đều nhất trí rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine cần một giải pháp ngoại giao, nhưng suốt cuộc họp kéo dài tới 4 giờ đồng hồ ngày 30/3, ngoại trưởng hai nước không thể nhất trí được điều gì để phá vỡ căng thẳng, bế tắc giữa Nga và phương Tây quanh vấn đề Ukraine.

Ngoại trưởng Mỹ (trái) và Ngoại trưởng Nga trong cuộc gặp ở Paris. Ảnh: AFP/TTXVN


Ngồi đối mặt nhưng cả Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov không hề nhìn thẳng vào mắt nhau mỗi khi nhắc đến một vấn đề quan trọng nào đó. Do đó cũng không có gì ngạc nhiên khi hai vị ngoại trưởng đưa ra hai bản đề xuất quá khác biệt về cách xoa dịu căng thẳng và xuống thang tình hình sau khi Nga sáp nhập Crimea (Crưm).


Trong một cuộc họp báo tại nhà của Đại sứ Nga tại Paris (Pháp) sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Lavrov cho biết ông đã đề xuất ý tưởng rằng Ukraine nên hoạt động theo kiểu nhà nước liên bang với nhiều khu vực được hưởng quyền tự trị độc lập với chính quyền trung ương Kiev. Do Ukraine không thể trở thành một quốc gia thống nhất nên đây là giải pháp tối ưu nhất, theo đó mỗi khu vực được phép chọn mô hình kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo và ngôn ngữ của riêng mình. Minh chứng mà ông Lavrov đưa ra để chứng tỏ rằng Ukraine không thể thống nhất đó là mỗi lần Ukraine có một tổng thống mới thì nước này lại thông qua một bản hiến pháp khác.


Quốc hội Nga ngày 31/3 đã thông qua dự luật hủy bỏ một loạt thỏa thuận với Ukraine về Hạm đội Biển Đen. Theo thỏa thuận "khí đốt đổi hạm đội" ký vào tháng 4/2010, Nga đã đồng ý giảm 30% giá gas cho Ukraine để đổi lại việc gia hạn hợp đồng thuê căn cứ hải quân ở Sevastopol thêm 25 năm. Hạ viện Nga đã bỏ phiếu hủy bỏ thỏa thuận này và 3 thỏa thuận ký năm 1997, viện dẫn Công ước Vienna 1969 vốn cho Moskva quyền hủy các thỏa thuận quốc tế.

Tuy nhiên, phía Mỹ đón nhận đề xuất “Ukraine liên bang” của Nga một cách e dè. Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Kerry cho rằng ý tưởng nhà nước liên bang đã không được thảo luận nghiêm túc trong cuộc gặp vì cần phải có sự tham gia của đại diện Kiev.


Ông Kerry cũng cho biết ông rất lo ngại khi quân Nga đang tập hợp lực lượng gần biên giới Ukraine và cho rằng điều này đã tạo không khí sợ hãi ở Ukraine. Ông Kerry đã đề xuất với ông Lavrov một số điều về việc Nga rút quân khỏi khu vực biên giới gần Ukraine.


Trong cuộc gặp ở Paris, điều duy nhất hai ngoại trưởng thống nhất được với nhau là sẽ phối hợp với chính quyền Ukraine để nâng cao quyền lợi cho người Ukraine nói tiếng Nga và giải giáp những lực lượng không chính quy và cực đoan.


Thùy Dương

Ứng cử viên Tổng thống Ukraine Poroshenko - Ông là ai?
Ứng cử viên Tổng thống Ukraine Poroshenko - Ông là ai?

Tỉ phú Petro Poschenko đang nổi lên là ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Ukraine dự kiến diễn ra vào ngày 25/5 tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN