Nga xem xét hủy bỏ Hiệp ước hàng hải với Na Uy

Động thái này được đưa ra sau khi Na Uy từ chối cho phép vận chuyển hàng hóa cho các khu định cư của Nga trên đảo Svalbard.

Chú thích ảnh
Bản đồ hiển thị vị trí của Svalbard. Ảnh: Euronews

Báo Vedomosti (Nga) đưa tin, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin ngày 5/7 đã chỉ thị cho Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc gia về các vấn đề Quốc tế Leonid Slutsky cùng Bộ Ngoại giao Nga xem xét lại vấn đề đình chỉ hoặc bãi bỏ hiệp ước năm 2010 về phân định không gian biển, hợp tác ở Biển Barents và Bắc Cực giữa Nga và Na Uy, một nước thành viên NATO. 

Alexei Grivach, Phó Tổng Giám đốc của Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga cho biết: Bất kỳ hoạt động sản xuất nào trong khu vực biển Barents, được nhượng cho Na Uy theo thỏa thuận vẫn chưa bắt đầu, nhưng thực sự có những khu vực đầy hứa hẹn về hydrocacbon cho Na Uy, nước có trữ lượng được chứng minh là đã cạn kiệt.  

"Vào năm 2010, việc ký kết thỏa thuận là một tin tốt cho Na Uy. Theo nghĩa này, việc hủy bỏ hiệp ước có thể là một bước nhạy cảm đối với Oslo, mặc dù ở đây nó cũng có vấn đề pháp lý cho cả hai bên", ông Grivach nói.

Nhà phân tích Nikita Lipunov thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Quốc gia về Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO) cho biết việc rút khỏi hiệp ước trong bối cảnh hiện nay sẽ đồng nghĩa với việc leo thang căng thẳng cả trong khu vực và giữa Nga và NATO nói chung. 

Hiệp ước được ký năm 2010 nhằm chấm dứt tranh chấp giữa Nga và Na Uy ở Biển Barents, một phần của Bắc Băng Dương tiếp giáp với bờ biển phía Bắc của Na Uy và Nga.

Theo hiệp ước, Nga nhượng cho Na Uy diện tích tranh chấp 175.000 km2 ở biển Barents vì lý do tăng cường an ninh khu vực và tình hữu nghị láng giềng tốt. Tuy nhiên, theo nghị sĩ Nga Mikhail Matveev, kể từ giữa tháng 6/2022, Oslo đã ngăn cản việc vận chuyển hàng hóa đến các khu định cư của người Nga ở Svalbard. 

Svalbard, nằm giữa bờ biển phía Bắc của Na Uy và Bắc Cực, là một phần của Na Uy, nhưng Nga có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình theo một hiệp ước năm 1920 và một số khu định cư của nó chủ yếu là người Nga.

Na Uy phủ nhận việc đang phong tỏa Svalbard, cho rằng họ chỉ áp dụng các biện pháp trừng phạt quốc tế để phản ứng với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và Moskva có những biện pháp khác để cung cấp hàng hóa cho các khu định cư ở Svalbard.

Công Thuận/Báo Tin tức
Các cuộc đình công ở Na Uy làm giảm khí đốt cung cấp cho châu Âu 
Các cuộc đình công ở Na Uy làm giảm khí đốt cung cấp cho châu Âu 

Cuộc đình công của các nhân viên dầu khí ở Na Uy đang leo thang có thể khiến xuất khẩu khí đốt của nước này sang châu Âu giảm 56% kể từ ngày 9/7.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN