Mỹ: Đối thoại trực tiếp là cách duy nhất giải quyết căng thẳng Armenia và Azerbaijan

Ngày 29/4, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nhấn mạnh rằng đối thoại trực tiếp giữa Baku và Yerevan là cách duy nhất để giải quyết căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan.

Chú thích ảnh
Binh sĩ Armenia trong cuộc giao tranh với lực lượng Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno - Karabakh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nêu rõ: "Hôm nay, Ngoại trưởng Antony J. Blinken đã nói chuyện với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan  để nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc thảo luận hòa bình giữa Armenia - Azerbaijan và cam kết Mỹ sẽ tiếp tục sự hỗ trợ trong vấn đề này. Ngoại trưởng Blinken nhắc lại rằng đối thoại trực tiếp và ngoại giao là con đường duy nhất vì nền hòa bình lâu dài ở Nam Caucasus".

Dự kiến, Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan ngày 30/4 sẽ tới thủ đô Washington của Mỹ, nơi ông sẽ thảo luận về việc bình thường hóa quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan.

Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan căng thẳng liên quan quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh - khu vực nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này.

Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng với đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tiến hành hàng chục cuộc gặp cấp cao, nhưng chưa tìm được biện pháp hòa giải phù hợp đối với các vấn đề, trong đó có việc phân định biên giới và trao đổi tù nhân.

Quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng sau khi Baku ngày 23/4 vừa qua thiết lập một trạm kiểm soát trên tuyến đường bộ duy nhất đi qua lãnh thổ Azerbaijan và nối Armenia với khu vực Nagorny - Karabakh.

Thanh Bình (TTXVN)
Nga kêu gọi Armenia, Azerbaijan tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn 
Nga kêu gọi Armenia, Azerbaijan tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn 

Ngày 24/4, Nga kêu gọi Armenia và Azerbaijan tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn được ký hồi năm 2020, đồng thời bày tỏ đặc biệt quan ngại về căng thẳng gia tăng giữa hai nước liên quan đến khu vực tranh chấp Nagorny - Karabakh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN