Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính quốc tế đình chỉ tư cách thành viên của Nga

Ngày 24/2, Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính quốc tế (FATF) thông báo đã đình chỉ tư cách thành viên của Nga do nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Chú thích ảnh
FATF đã đình chỉ tư cách thành viên của Nga. Ảnh: AFP

Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp của FATF diễn ra trong 5 ngày tại thủ đô Paris (Pháp). FATF cũng cho biết Nga vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo các tiêu chuẩn của tổ chức, cũng như tiếp tục tuân thủ các nghĩa vụ về tài chính của nước này.

Bên cạnh đó, FATF cũng quyết định bổ sung 2 nước Nam Phi và Nigeria vào “danh sách xám” bao gồm những nước cần được tăng cường giám sát, trong khi đưa Campuchia và Maroc ra khỏi danh sách này.

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, với quyết định trên, Nam Phi và Nigeria đã nằm trong danh sách xám cùng với các quốc gia như Syria, Haiti, Yemen và Mozambique.

Danh sách xám của FATF cảnh báo với các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà đầu tư toàn cầu rằng các quốc gia này không hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Tuy FAFT đã ghi nhận những tiến bộ Nam Phi đã đạt được trong nhiều hành động được khuyến nghị để cải thiện hệ thống. Nhưng tổ chức này cho rằng quốc gia miền Nam châu Phi này cần nỗ lực hơn nữa để tăng cường điều tra và truy tố tội rửa tiền, cũng như tịch thu tài sản do phạm tội mà có. Trước quyết định của FAFT, Bộ Tài chính Nam Phi cho biết nước này sẽ làm việc để "giải quyết nhanh chóng và hiệu quả tất cả những thiếu sót còn tồn tại và tăng cường hiệu quả của cơ chế tài trợ chống rửa tiền và chống khủng bố".

Với việc bị liệt vào danh sách xám của FAFT, chi phí kinh doanh ở Nam Phi sẽ gia tăng do tăng số lượng công ty thẩm định phải thực hiện. Người dân tại Nam Phi cũng có thể thấy việc gửi tiền ra nước ngoài và giao dịch với các ngân hàng quốc tế trở nên khó khăn hơn.

FATF là cơ quan liên chính phủ được thành lập vào tháng 7/1989 tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) tổ chức tại Paris với nhiệm vụ thiết lập các tiêu chuẩn, phát triển và thúc đẩy các chính sách quốc gia và quốc tế nhằm chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Đây là lực lượng quốc tế quan trọng nhất về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Nguyễn Hằng - Hoàng Minh (TTXVN)
Một năm xung đột Nga - Ukraine - Bài 1: Khủng hoảng năng lượng đã nhìn thấy hồi kết?
Một năm xung đột Nga - Ukraine - Bài 1: Khủng hoảng năng lượng đã nhìn thấy hồi kết?

Xung đột Nga - Ukraine không chỉ tác động bất lợi tới hai nền kinh tế được coi là nguồn cung dầu khí hàng đầu và vựa ngũ cốc của thế giới, mà còn gây ra những biến động khó lường trên các thị trường năng lượng, lương thực, hàng hóa, tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh khủng hoảng chưa có hồi kết, các nước đã nhanh chóng định hình lại chuỗi cung ứng và sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh liên kết khu vực để sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc chuyển đổi số trong các ngành nghề.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN