Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: AP |
Đầu tiên, Washington có thể sẽ thuyết phục Moskva kiềm chế điều mà Mỹ coi là các hành động gây hấn và nhấn mạnh rằng Washington sẽ đáp trả nếu Nga tiếp tục những hành động như vậy; Thứ hai là phối hợp với Nga trong các vấn đề mang tính lợi ích chiến lược đối với Mỹ, bao gồm vấn đề Syria và Triều Tiên, cũng như an ninh mạng.
Đáng lưu ý, ông Tillerson mong muốn tìm kiếm sự hợp tác tích cực hơn với Nga trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Còn đối với Triều Tiên, Mỹ cần phải đảo ngược tăng trưởng thương mại giữa Nga với Triều Tiên nhằm cô lập Bình Nhưỡng; Điểm thứ ba của kế hoạch nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì ổn định chiến lược với Nga.
Truyền thông Mỹ cũng lưu ý, không giống như dưới thời chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Obama, hiện Bộ Ngoại giao là “tác giả chính” của chiến lược với Nga, trong khi dưới thời cựu Tổng thống Obama, Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà trắng chịu trách nhiệm vấn đề này.
Cũng liên quan tới mối quan hệ song phương Mỹ-Nga, ngày 19/6, hãng tin TASS dẫn lời người phát ngôn của liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu tại Iraq và Syria cho biết, Washington coi kênh liên lạc giữa Bộ Quốc phòng hai nước nhằm ngăn chặn đụng độ trên không phận Syria là một cơ chế hiệu quả và bày tỏ tin tưởng liên quân có thể thường xuyên liên lạc với Moskva nhằm đảm bảo sự an toàn của phi hành đoàn và các chiến dịch.
Nhận định trên của phía Mỹ được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga trước đó cùng ngày thông báo sẽ đình chỉ thỏa thuận với Mỹ về ngăn chặn đụng độ và hỗ trợ an ninh hàng không trên không phận Syria kể từ ngày 19/6, sau khi
liên quân quốc tế bắn hạ máy bay chiến đấu của Syria gần tỉnh Raqqa.