Đó là kết quả một cuộc điều tra được tiến hành theo đề nghị của PT Jindal Stainless Indonesia - chi nhánh thuộc tập đoàn Jindal của Ấn Độ - với tư cách là đại diện của các doanh nghiệp nội địa khác cùng nhóm hàng.
Chủ tịch Cơ quan chống bán phá giá Indonesia, ông Bachrul Chairi cho biết trong giai đoạn điều tra từ ngày 1/4/2016 đến ngày 31/3/2019, nhập khẩu CRS từ Malaysia và Trung Quốc lên tới 360.000 tấn, chiếm 1/2 tổng khối lượng nhập khẩu CRS của Indonesia.
Ông Bachrul cho hay: “Dựa trên kết quả phân tích các bằng chứng sơ bộ được nộp theo đơn khiếu nại, chúng tôi đã phát hiện ra các hành vi bán phá giá CRS nhập khẩu từ Malaisia và Trung Quốc”.
Trước đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời từ ngày 23/3 đối với phôi thép không gỉ và thép không gỉ cán nóng từ Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu.
Trong thời gian gần đây, Chính phủ Indonesia đã có nhiều động thái nhằm bảo vệ và thúc đẩy các ngành công nghiệp nội địa trước sự “xâm chiếm” của hàng hóa nhập khẩu.
Tháng Tám năm ngoái, Indonesia đã áp thuế chống bán phá giá tới 10,47% đối với sản phẩm thép tấm cán nóng từ Trung Quốc, và mức thuế 12,5% và 12,33% đối với các sản phẩm thép từ Singapore và Ukraine.
Theo Atlas Thương mại Toàn cầu của Trung tâm nghiên cứu IHS Markit, năm 2018, Indonesia là nước nhập khẩu các sản phẩm thép dẹt lớn thứ năm của Trung Quốc với 1,79 triệu tấn, chỉ sau Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan.