Hàn Quốc: Báo động chứng trầm cảm và lo âu gia tăng ở học sinh tiểu học tại Seoul

Ngày 19/5, Viện nghiên cứu và thông tin giáo dục Seoul thuộc Văn phòng giáo dục đô thị Seoul cho biết theo kết quả năm thứ 3 của "Nghiên cứu bảng học sinh Seoul 2020", điểm trầm cảm trung bình ở học sinh tiểu học tại thành phố này, được đo trên thang điểm 3 điểm, đã tăng từ 0,51 trong năm 2021 lên 0,66 hồi năm 2022 và 0,73 vào năm 2023.

Chú thích ảnh
Học sinh đi vào một trường tiểu học ở Seoul. Ảnh minh họa: koreajoongangdaily.joins.com

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, chứng trầm cảm và lo âu ở học sinh tiểu học tại thủ đô Seoul đã gia tăng trong 3 năm qua. Việc lạm dụng điện thoại thông minh cũng như phương tiện truyền thông xã hội cùng với sự bảo vệ quá mức của cha mẹ học sinh vào những năm 1980, được coi là những nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh này.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi học sinh từ 113 trường tiểu học, 98 trường trung học cơ sở và 99 trường trung học phổ thông trên khắp Seoul. Nhóm nghiên cứu về trường tiểu học đã theo dõi những học sinh đang học lớp 4 vào năm 2021 trong khoảng thời gian 3 năm. Mức độ lo lắng cũng tăng đều đặn trong cùng kỳ. Trên thang điểm 1, điểm trung bình cho "lo lắng quá mức" ở học sinh tiểu học tăng từ 0,44 hồi năm 2021 lên 0,54 trong năm 2022 và 0,58 vào năm 2023, trong khi "cơn cáu kỉnh" tăng từ 0,41 (2021) lên 0,47 (2022) và 0,49 (2023). "Cảm xúc tiêu cực" tăng từ 0,17 (2021) lên 0,24 (2022) và 0,26 (2023). Báo cáo đã trích dẫn một loạt các yếu tố góp phần gây ra những cảm xúc tiêu cực này, bao gồm áp lực học tập, khó khăn trong các mối quan hệ với bạn bè, thời gian dành cho điện thoại thông minh và mạng xã hội tăng lên, sự cô lập và căng thẳng về tài chính do đại dịch COVID-19 gây ra và thời gian ngủ giảm.

Một trong những nhà nghiên cứu trên cho biết học sinh ngày nay trải nghiệm cuộc sống của người khác một cách gián tiếp và tương tác với họ thông qua các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook và YouTube. Theo nhà nghiên cứu này, việc tiếp xúc thường xuyên với lối sống hào nhoáng được chia sẻ trên mạng có thể khiến các em cảm thấy mình bị thiếu thốn, đồng thời dễ bị ảnh hưởng vì những video và câu chuyện có tính kích thích cao.

Trần Quang (TTXVN)
Các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp tính toán mức độ trầm cảm
Các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp tính toán mức độ trầm cảm

Các nhà khoa học từ Đại học tổng hợp Liên bang Baltic mang tên Immanuel Kant (BFU) đã phát triển phương pháp toán học - phân tích Q - để chẩn đoán rối loạn trầm cảm lâm sàng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ

Các đơn vị thông tin của TTXVN