Dẫn lời các quan chức của cả hai phía, sự chia rẽ từ lâu sẽ hạn chế những bước tiến trong các cuộc đàm phán hòa giải giữa tổ Hamas và Fatah. Tuy nhiên, các nguồn tin cũng nhấn mạnh trong cuộc gặp mặt sắp tới, Hamas sẽ bày tỏ khả năng duy trì sức ảnh hưởng sau chiến tranh Gaza.
Theo trang mạng Yahoo News, cuộc đàm phán tiếp theo giữa Hamas và đảng Fatah được tổ chức trong bối cảnh các nhà hòa giải quốc tế nỗ lực đạt được thỏa thuận ngừng bắn con tin tại Gaza, với một trong những ưu tiên mấu chốt cần phải thống nhất là kế hoạch hậu chiến, khu vực này sẽ được quản lý như thế nào.
Theo một nguồn tin giấu tên quen thuộc với các cuộc đàm phá, trong những lần hòa giải trước đây, Hamas đều chỉ ra mục đích cuối cùng của nhóm là định hình trật tự thời hậu chiến ở các vùng lãnh thổ của Palestine. Tuy nhiên, họ muốn Fatah đồng ý với một chính quyền kỹ trị mới ở Bờ Tây và Gaza như một phần của thỏa thuận rộng hơn. Điều này cũng đã từng được quan chức cấp cao của Hamas là Basim Naim, người dự các vòng đàm phán trước đây tại Trung Quốc, xác nhận trong một cuộc phỏng vấn.
“Chúng tôi đang nói về quan hệ đối tác chính trị và đoàn kết chính trị để tái cơ cấu thực thể Palestine”, ông Naim nhấn mạnh.
Cho đến nay, viễn cảnh Hamas tồn tại với tư cách là một người chơi có ảnh hưởng trong cuộc đua chính trị có là một thách thức đối với các quốc gia phương Tây.
Bất chấp mục tiêu chiến tranh ở Gaza của Thủ tướng Benjamin Netanyahu là tiêu diệt Hamas, hầu hết các nhà quan sát đều nhất trí với ý kiến cho rằng Hamas sẽ tồn tại dưới một hình thức nào đó sau khi ngừng bắn.
Về phần mình, Mỹ và EU phản đối bất kỳ vai trò nào của Hamas trong việc quản lý Gaza sau chiến tranh. Tuy nhiên, một số quan chức Mỹ bày tỏ nghi ngờ kết cục Israel sẽ tiêu diệt được nhóm nay.
Theo Peter Lerner - người phát ngôn của IDF, việc tiêu diệt toàn bộ thành viên của Hamas là phi thực tế và không phải là mục tiêu của quân đội Israel, nhưng ngăn chặn Hamas không để nhóm này là chính quyền quản lý là một mục tiêu quân sự có thể đạt được.