Giàu nhất thế giới, Qatar sẽ thiệt hại ra sao từ căng thẳng ngoại giao?

Người dân, nền kinh tế, tài chính của Qatar sẽ phải hứng chịu những tác động tiêu cực sau khi các nước Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước này.

 Dù có nguồn tài chính dồi dào, thì Qatar cũng phải nhanh chóng tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng.

Theo các chuyên gia, Qatar có thể tiếp tục tồn tại về kinh tế nhưng với điều kiện cuộc khủng hoảng không được kéo dài. Với thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới hơn 100.000 USD/năm, Qatar là một nước rất giàu có. Qatar đã đầu tư khoảng 350 tỷ USD ra nước ngoài, nhưng các ngân hàng của Qatar đã từng gặp khó khăn do tỷ lệ lãi suất ngày càng cao cũng có thể sẽ bị tác động rất mạnh nếu Saudi Arabia và UAE chọn cách rút tiền gửi của họ tại các ngân hàng của Qatar.

Qatar hứng chịu hậu quả nặng nề từ căng thẳng ngoại giao ở vùng Vịnh. Ảnh: AFP

Qatar nhập khẩu tới 90% nhu cầu lương thực. Hiện nay, cửa khẩu đất liền duy nhất của nước này với Saudi Arabia đã bị đóng, làm tê liệt vận chuyển hàng hóa nhất là tới 40% nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu cần thiết cho các dự án hạ tầng trị giá khoảng 200 tỷ USD liên quan đến Giải vô địch bóng đá thế giới 2022. 

Theo nhà chức trách Qatar, nước này có đủ lương thực trong vòng 1 năm, sự phụ thuộc vào hàng không và đường biển sẽ làm tăng chi phí và lạm phát. Dù nguồn cung cấp lương thực của Qatar thường thông qua biên giới với Saudi Arabia đã bị đóng cửa, nhưng hàng lương thực cũng có thể được vận chuyển trực tiếp qua cảng Doha. Xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ không bị ảnh hưởng, vì được vận chuyển qua eo biển Hormuz để tới Nhật Bản và Đông Nam Á.

Trao đổi thương mại của Qatar với các nước láng giềng vùng Vịnh nhưng xuất khẩu của nước này tới Riyadh mà theo ước tính của Liên hợp quốc vào khoảng 896 triệu USD sẽ về số không. Sự cô lập Qatar cũng ảnh hưởng tới hãng hàng không quốc gia Qatar Airways, vốn đã bị ảnh hưởng do lệnh cấm mang lên khoang máy bay những thiết bị điện tử cỡ lớn của Mỹ đã buộc phải thay đổi lộ trình, làm tăng chi phí khai thác.

Qatar chỉ có 2,4 triệu dân nhưng chỉ 10% trong số này là dân bản địa. Có tới 1,8 triệu người châu Á gốc Ấn Độ, Nepal và Bangladesh. Chủ tịch Ủy ban nhân quyền quốc gia Qatar cho biết nhiều gia đình bị buộc phải chia ly, học sinh và sinh viên buộc phải trở về nhà mà không được tham dự kỳ thi. Theo những quyết định mà Riyadh và các đồng minh của nước này đưa ra, công dân Qatar phải rời khỏi các nước trên trong thời hạn 14 ngày. Quyết định đi ngược lại thỏa thuận tự do đi lại trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.

Thanh Bình (P/v TTXVN tại Algiers)
Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu 'dỡ bỏ hoàn toàn' lệnh phong tỏa đối với Qatar
Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu 'dỡ bỏ hoàn toàn' lệnh phong tỏa đối với Qatar

Ngày 9/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Ankara sẽ tiếp tục ủng hộ Qatar, bất chấp việc Saudi Arabia và các đồng minh cắt đứt quan hệ với quốc gia giàu tài nguyên khí đốt này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN