Giáo sư Trung Quốc nhấn mạnh hợp tác thương mại trong APEC

Việc tăng cường hợp tác thương mại đầu tư trong APEC nhằm phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Đó là nhận định của Giáo sư Lưu Anh, thuộc Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương - Đại học Nhân dân Trung Quốc, về Hội nghị Cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam.

Giáo sư Lưu Anh. Ảnh: Lương Tuấn (P/v TTXVN tại Trung Quốc)

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, Giáo sư Lưu Anh cho biết gần đây, mọi người đều nhắc tới xu thế chống toàn cầu hóa trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và một số hiện tượng cực đoan diễn ra tương đối nghiêm trọng hiện nay, đặc biệt là khi phục hồi kinh tế thế giới đang ở vào giai đoạn then chốt, phải đứng trước lựa chọn sẽ đi hướng nào trên con đường toàn cầu hóa. Việc thúc đẩy những cơ chế hợp tác kinh tế như APEC, tăng cường hợp tác thương mại đầu tư giữa các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Giáo sư Lưu nhấn mạnh khi quá trình toàn cầu hóa đang ở giữa ngã ba đường, việc không ngừng thúc đẩy tự do hóa đầu tư thương mại của APEC lại đóng vai trò quan trọng đối với việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh tế-thương mại của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Nhắc đến chủ đề của APEC 2017 Việt Nam là "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung", Giáo sư Lưu cho rằng đây là sự tiếp nối và phát triển của các kỳ APEC trước. Tại APEC 2014 Bắc Kinh, các nền kinh tế thành viên đã nhất trí lộ trình Bắc Kinh cho Khu thương mại tự do Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP), quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy sáng tạo, thực hiện kết nối... APEC 2016 Peru cũng đã kế thừa và phát triển các thành quả đạt được trong kỳ APEC trước. Giáo sư bày tỏ tin tưởng rằng APEC 2017 Việt Nam sẽ thúc đẩy hơn nữa hoạt động hợp tác, cũng như hình việc thành FTAAP. Thêm vào đó, mục tiêu chung của APEC là đến năm 2020 thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho thương mại đầu tư có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang gia tăng. Giáo sư Lưu cũng cho biết thêm việc APEC có thể ổn định tình hình, dẫn dắt, mở ra hướng hợp tác cho các bên, thúc đẩy tăng cường sự tin cậy trong hợp tác, thúc đẩy các lộ trình hợp tác, đặc biệt là thực hiện nhất thể hóa kinh tế, trong đó bao gồm cơ chế FTAAP, sẽ có tác dụng vô cùng quan trọng trong bối cảnh xu thế chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và một số hiện tượng cực đoan diễn ra nghiêm trọng hiện nay.

Đánh giá về chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự APEC 2017, Giáo sư Lưu cho biết chuyến thăm sẽ có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác ngày càng mật thiết giữa 2 nước. Theo Giáo sư, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Giữa 2 nước lại có ưu thế về địa lý, có cùng chế độ chính trị và đều là nước xã hội chủ nghĩa. Giáo sư Lưu cho biết kinh tế Việt Nam cũng đang ở vào giai đoạn chuyển đổi tăng tốc, giữa hai nước có rất nhiều cơ chế kết nối có tiềm năng, triển vọng, bao gồm các lĩnh vực như tăng cường xây dựng liên kết, kết nối ngành nghề, kết nối người dân. Chuyến thăm Việt Nam lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác song phương về chính trị, kinh tế cũng như tất cả các lĩnh vực khác.

Đánh giá về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi là chủ nhà APEC 2017 trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp như hiện nay, Giáo sư Lưu bày tỏ tin tưởng rằng Việt Nam sẽ cùng đóng góp tri thức và lực lượng cho Hội nghị này. Giáo sư nhận định chủ đề APEC 2017 "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung" có nội hàm là tạo ra động lực tăng cường quan hệ đối tác và quan hệ mật thiết giữa các nước.

Trước đó, APEC Bắc Kinh 2014 cũng đã nhấn mạnh rằng để thúc đẩy chuỗi giá trị toàn cầu, cần phải tiến hành rất nhiều mặt công tác, trong đó chú trọng thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo. Giáo sư tin tưởng rằng APEC Việt Nam 2017 sẽ tiếp tục đẩy mạnh thêm một bước các mặt công tác này. Ông cũng cho rằng trong lĩnh vực phát triển kinh tế, động lực của Việt Nam là rất nổi bật.

Về động lực mới, Giáo sư Lưu cho rằng cả Trung Quốc lẫn Việt Nam hay các thành viên đối tác trong APEC, đều đang tìm kiếm điểm tăng trưởng kinh tế mới, cũng như hướng tới nắm bắt thời cơ của cách mạng công nghệ mới để gia tăng mật độ chuỗi liên kết giá trị toàn cầu. Từ cấp độ phát triển thấp, chuyển dịch lên tầm trung và cao, trong đó Trung Quốc cũng đang thúc đẩy cải cách kết cấu nguồn cung và Việt Nam hiện cũng đang thúc đẩy chuyển đổi, nâng cấp kết cấu ngành nghề.

TTXVN/Báo Tin Tức
APEC 2017: Chung tay để tăng trưởng toàn cầu lan tỏa đến mọi tầng lớp
APEC 2017: Chung tay để tăng trưởng toàn cầu lan tỏa đến mọi tầng lớp

Chiều 8/11, tại Trung tâm hội nghị Ariyana, Đà Nẵng, Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2017 (CEO Summit 2017) được tổ chức với sự tham dự và phát biểu của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC. Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham dự và phát biểu khai mạc hội nghị.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN