Giáo hoàng Francis chỉ trích chủ nghĩa tư bản

Ngày 26/11/2013, tại Phòng báo chí Tòa Thánh đã có buổi họp báo giới thiệu Tông huấn “Evangelii Gaudium - Niềm Vui Phúc Âm” (The Joy of the Gospel) do Giáo hoàng Francis soạn thảo.

Giáo hoàng Francis I (giữa) vẫy chào giáo dân từ trên bậc thềm nhà thờ Santa Maria Maggiore ở Rome ngày 14/3. Ảnh: Reuters


Trong tập Tông huấn dài 84 trang này, Giáo hoàng Francis cho rằng không chia sẻ của cải với người nghèo là hành động ăn cắp, đồng thời chỉ trích chủ nghĩa tư bản là một hình thức “bạo ngược mới”, kêu gọi lãnh đạo thế giới chung tay chống đói nghèo, bất bình đẳng.

Theo giáo hoàng, hệ thống tài chính hiện hành cần phải thay đổi, vì nó chính là gốc rễ thúc đẩy bạo lực, bất bình đẳng trong phân phối. “Làm sao lại có thể xảy ra chuyện: Sẽ chẳng có gì gọi là thông tin khi một người già vô gia cư chết vì rét, nhưng khi thị trường chứng khoán giảm có 2 điểm thì nó lại được đưa tin”.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vốn đang làm tê liệt nhiều nền kinh tế châu Âu, châu Mỹ đã đặt ra câu hỏi, làm sao các quốc gia này có thể vận hành, khai thác hết tiềm năng kinh tế, một khi còn vướng bận với các khoản nợ của chủ nghĩa tư bản. Vì thế, theo người đứng đầu Tòa thánh Vatican, “một hình thức bạo ngược mới được sản sinh ra, nó vô hình, mờ ảo, nhưng lại tự thân hống hách áp đặt luật lệ cuộc chơi...”

Giáo hoàng cắt nghĩa rằng, trong hệ thống luôn xem thường mọi thứ ngáng đường để tìm kiếm lợi nhuận gia tăng này, thì sẽ chẳng có cách gì bảo vệ được các chủ đề vấn vốn mong manh, ví dụ như môi trường.

Giáo hoàng cũng xem tình trạng bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo đã tiến đến một ngưỡng mới, và trong lời tông huấn đối với các tín hữu nhân dịp kết thúc “Năm Đức tin”, ông có viết là “Điều răn không giết người đã đặt ra một giới hạn rõ ràng để bảo vệ giá trị cuộc sống; ngày nay chúng ta lại phải nói rằng cần chấm dứt một nền kinh tế loại trừ, bất bình đẳng. Đó là nền kinh tế giết người”. Người đứng đầu Tòa thánh cũng kêu gọi các tín hữu Thiên chúa sống có tâm, hành động vượt khỏi những tính toán về vật chất. Giáo hoàng cho là khi mà những vấn đề nghèo đói không được giải quyết một cách căn cơ qua việc chấm dứt các thị trường độc quyền cùng đầu cơ tài chính, và bằng việc tấn công các nguyên nhân cấu trúc gây ra nghèo đói, thì sẽ chẳng thể có giải pháp nào giúp giải quyết các vấn đề của thế giới.

Giáo hoàng mới được bầu Francis đã khởi động cuộc chiến chống chủ nghĩa từ bản tham nhũng vốn ăn sát đến Tòa thánh – ông là vị Giáo hoàng đầu tiên giám sát ngân hàng Vatican và công khai buộc tội ngân hàng này gian lận, là thiên đường trốn thuế. Hồi tháng trước, chính Giáo hoàng Francis đã quyết định sa thải hồng y Tarcisio Bertone – người đứng đầu ngân hàng Vatican, sau khi có những cáo buộc liên quan đến hoạt động rửa tiền của mafia tại đây.


HT (RT, BI)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN