Giá khí đốt ở châu Âu phá kỷ lục

Theo số liệu của Sàn giao dịch London ICE, giá khí đốt ở châu Âu trên sàn giao dịch này ngày 2/3 đã phá kỷ lục được ghi nhận vào cuối tháng 12/2021, lên gần 2.230 USD/1.000 m3, tăng 59,4%.

Chú thích ảnh
Trạm tiếp nhận khí đốt PIG trong hệ thống đường ống dẫn khí Nord Stream 2 của Nga ở Lubmin, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Giá khí đốt giao tháng 4 tại Trung tâm TTF Hà Lan tăng lên 2.226 USD/1.000 m3.

Giá khí đốt tăng cao trong bối cảnh Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và nhiều quốc gia khác tuyên bố áp đặt trừng phạt đối với một số pháp nhân và cá nhân của Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin ngày 24/2 đã công bố chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Ukraine.

Châu Âu nhập khẩu khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên từ Nga. Đối với Đức, nền kinh tế lớn nhất của khối, con số này là khoảng 50%. Áo, Hungary, Slovenia và Slovakia nhập khoảng 60% khí đốt tự nhiên từ Nga.

Châu Âu nhập khẩu lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng cao kỷ lục từ các nước như Mỹ trong những tháng gần đây. Điều này giúp khu vực có thể trải qua qua mùa hè không bị thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng, ngay cả khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt hoặc nếu cơ sở hạ tầng quan trọng bị hư hỏng vì các hành động quân sự ở Ukraine.

Tuy nhiên, tổ chức tư vấn độc lập Bruegel cho biết, EU cần bắt đầu suy nghĩ về cách bổ sung kho dự trữ năng lượng từ bây giờ.

Chiến dịch quân sự của Nga cũng đã khiến giá dầu tăng mạnh trong phiên 2/3, do Nga là một trong những nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới.

Phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc có thời điểm tăng 8 USD lên 113,02 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 6/2014, trước khi giảm xuống còn 111,75 USD/thùng vào lúc 15 giờ 04 phút theo giờ Việt Nam. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng 7,24 USD, hay 7%, lên 110,67 USD/thùng, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ tháng 8/2013.

Quang Vinh (PV TTXVN tại Moskva)
Giá dầu thế giới lại lập đỉnh trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine
Giá dầu thế giới lại lập đỉnh trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine

Tình trạng gián đoạn nguồn cung trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine tiếp tục đẩy giá dầu thế giới tăng cao trong phiên giao dịch ngày 2/3.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN