Đường dây nóng tự tử tại Thái Lan phản ánh thực trạng đáng lo ngại

Nhiều người Thái Lan bế tắc vì mất việc làm trong dịch COVID-19 đã quyết định tự kết thúc cuộc đời. Điều này cho thấy sự yếu thế của nhiều người lao động Thái Lan khi đột ngột mất việc làm.

Chú thích ảnh
Lực lượng chức năng đưa thi thể của cô Nitiwadee Sae-Tia rời khỏi nhà. Ảnh: Reuters

Vài tuần trước khi tự kết thúc cuộc đời, cô bồi bàn người Thái Nitiwadee Sae-Tia cảm thấy ngày càng áp lực về vấn đề tài chính do thất nghiệp.

Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết cô Sae-Tia là một trong hàng triệu người Thái Lan mất việc do tình trạng phong tỏa tránh lây lan dịch COVID-19 khiến nhiều trung tâm thương mại và địa điểm công cộng phải đóng cửa từ tháng 3. Trong đó có nhà hàng món ăn Nhật Bản mà cô Nitiwadee đang làm việc.

Dì của Nitiwadee – bà Praphai Yodpradit đã phát hiện thi thể của cô khi đến nhà thăm nhà vào tháng 5. Bà Praphai Yodpradit nói: “Khi mở cửa, tôi thực sự sốc”. Bà Praphai Yodpradit cho biết cô Nitiwadee (50 tuổi) cảm thấy áp lực và thu mình sau khi mất việc.

Chú thích ảnh
Bà Praphai Yodpradit xem lại những bức ảnh cũ của cháu gái. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Nhân viên pháp y tại nhà của cô Sae-Tia. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Đồng phục của cô Sae-Tia vẫn treo trên mắc. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Cảnh sát và nhân viên pháp y bên ngoài nhà của cô Sae-Tia. Ảnh: Reuters

Mặc dù số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ tự tử tại Thái Lan đã giảm trong 4 tháng đầu năm thì nhóm từ thiện có tên Samaritans lại nói rằng họ nhận được trung bình từ 3-5 cuộc gọi mỗi ngày đến đường dây nóng về tự tử từ cuối tháng 3. Giám đốc của Samaritans – ông Panomporn Phoomchan cho biết hầu hết những người gọi đến đều lo ngại về vấn đề tài chính.

Để giảm thiểu gánh nặng tài chính với người thất nghiệp trong dịch COVID-19, chính phủ Thái Lan công bố sẽ chi trả 15.000 baht (khoảng 10,5 triệu đồng) trong 3 tháng cho những đối tượng này.

Người phát ngôn Bộ Tài chính Thái Lan cho biết, ban đầu có 24 triệu người đăng ký được tham gia chương trình, nhưng chỉ 15 triệu người đạt đủ điều kiện.

Khó khăn tài chính đối với nhiều người Thái được phản ánh qua vụ việc được truyền thông đưa tin về người phụ nữ 59 tuổi Unyakarn Booprasert đã cố gắng tự tử ở bên ngoài trụ sở Bộ Tài chính Thái Lan trong tháng 4.

Sau khi dần hồi phục, cô Unyakarn Booprasert nói rằng đã cố gắng tự tử để “lên tiếng thay cho những người khác cũng phải chịu đựng như tôi”.

Chính quyền đã hỗ trợ tài chính cho cô Unyakarn Booprasert trong khi nhiều mạnh thường quân cũng ủng hộ tiền. Bản thân cô Unyakarn Booprasert cũng nói rằng đang tìm việc làm.

Chú thích ảnh
Booprasert khóc khi trả lời phỏng vấn và bức ảnh bên phải là bài báo viết về vụ tự tử của cô. Ảnh: Reuters
Chú thích ảnh
Cô Booprasert đạp xe đến một buổi hẹn khám tại bệnh viện. Ảnh: Reuters

Trong 4 tháng đầu năm 2020, Thái Lan ghi nhận trung bình 350 vụ tự tử mỗi tháng, giảm so với trung bình 368 vụ/tháng trong năm 2019.

Giám đốc Trung tâm Phòng chống Tự tử Quốc gia Thái Lan - Nattakorn Champathong bày tỏ lo ngại rằng tình trạng này sẽ thay đổi khi khủng hoảng tức thời từ đại dịch chìm xuống nhưng vấn đề tài chính vẫn kéo dài.

Sau khủng hoảng tài chính châu Á, tại Thái Lan trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến 2000 tỷ lệ tự tử là 8/100.000 người. Năm 2019, con số này là 6,64/100.000 người. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Nhật Bản, vài năm sau khủng hoảng tài chính châu Á.

Ông Nattakorn Champathong đề xuất giới chức nên chuẩn bị sẵn sàng và nhận định: “6 tháng sau cuộc khủng hoảng, chính phủ Thái Lan sẽ phải đối mặt với thách thức khi tỷ lệ tử tự tăng mạnh”.

Hà Linh/Báo Tin tức
Độc đáo sáng kiến phòng dịch COVID-19 ở Thái Lan 
Độc đáo sáng kiến phòng dịch COVID-19 ở Thái Lan 

Đến các trung tâm thương mại những ngày này, người dân Thái Lan sẽ có dịp được một chú chó robot săn đón mời chào sát khuẩn tay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN