Đức đang đứng bên bờ cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng

Đức đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng, biên tập viên cấp cao của tờ Die Welt, một trong những tờ báo có ảnh hưởng nhất đất nước, cảnh báo.

Chú thích ảnh
Ảnh minh hoạ: Getty Images

“Không chỉ giá khí đốt ở gần mức cao kỷ lục, giá điện cũng đang báo hiệu tình trạng căng thẳng”, ông Holger Zschaepitz, biên tập viên cấp cao về kinh tế và tài chính của nhật báo Die Welt, nhận định trên mạng xã hội Twitter.

Trong bài viết đăng kèm một biểu đồ, ông Zschaepitz chỉ ra rằng giá điện đã lên tới gần 400 euro/megawatt giờ trên sàn giao dịch năng lượng, tương đương 0,40 euro/ kilowatt giờ. Ông nhận định nếu giá tiêu dùng chịu tác động của giá thị trường, người Đức sẽ phải trả khoảng 0,80 euro/kilowatt giờ, cao hơn mức 0,30 euro hiện tại, bao gồm thuế và phí.

Giá điện ở Đức chịu ảnh hưởng bởi giá khí đốt tự nhiên – chiếm tới 15% nguồn cung điện năng của đất nước, theo thống kê chính thức. Giá khí đốt đã tăng gần gấp 4 lần trong năm nay, chủ yếu do Nga, nhà cung cấp khí đốt chính của châu Âu, đã cắt giảm đáng kể nguồn cung.

Cuộc khủng hoảng chi phí năng lượng đã khiến Đức phải quốc hữu hóa một phần công ty cung cấp năng lượng lớn nhất đất nước. Tuần trước, Chính phủ Đức tuyên bố sẽ mua lại 30% cổ phần của Uniper sau khi công ty này đề nghị chính phủ tung gói cứu trợ, với lý do “áp lực tài chính vô cùng lớn” do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên. Uniper gần đây đã buộc phải mua khí đốt trên thị trường giao ngay với giá cao hơn nhiều để bù đắp tình trạng thiếu hụt.

Theo một báo cáo gần đây của Bloomberg, các công ty năng lượng châu Âu đang nợ chồng nợ để trang trải chi phí tăng cao, khoản nợ phải trả của họ đã lên tới trên 1,7 nghìn tỷ USD.

Hải Vân/Báo Tin tức (Theo RT)
Nga - Đức đổ lỗi trong vấn đề tuabin, Ba Lan tìm cách tự chủ về nguồn cung khí đốt
Nga - Đức đổ lỗi trong vấn đề tuabin, Ba Lan tìm cách tự chủ về nguồn cung khí đốt

Tuabin của tập đoàn năng lượng Gazprom được sửa chữa ở Canada đã được đưa trở lại Nga hay chưa, vấn đề vẫn còn tranh cái, nhưng vào tháng 6 vừa qua, Nga đã giảm lượng khí đốt vận chuyển qua Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) xuống còn 40%. Trong bối cảnh đó, nhiều nước châu Âu phải tìm cách đảm bảo nguồn cung khí đốt, tránh lệ thuộc vào Nga

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN