Đột nhập lò luyện ‘sao’ mạng xã hội chuyên live-stream bán hàng ở Quảng Châu

Nằm dưới tầng hầm của một trung tâm thương mại xoàng xĩnh ở trung tâm Quảng Châu, Trung Quốc là một “công xưởng” quan trọng. Nơi đây không sản xuất giày dép, quần áo hay bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ tới, nó luyện ra những ngôi sao có ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Chú thích ảnh
Ca sĩ kiêm KOL Yoyo Jiang hát tặng người hâm mộ. Ảnh: SCMP

Nằm dưới tầng hầm của một trung tâm thương mại xoàng xĩnh ở trung tâm Quảng Châu, Trung Quốc là một “công xưởng” quan trọng. Nơi đây không sản xuất giày dép, quần áo hay bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ tới, nó tôi luyện ra những ngôi sao có ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Hifan Multi-Channel Network mới chỉ mọc lên được vài năm nhưng đã trở thành một trong năm công ty đa phương tiện hàng đầu tại Quảng Châu. Với 40 nhân viên, Hifan đã đào tạo gần 100 ngôi sao live-stream (thuật ngữ nói về phần nội dung được truyền tải trực tiếp qua Internet, một trong các hoạt động tương tác, quảng bá tiếp thị mới mẻ và mang lại hiệu quả bán hàng rất cao) hay những người có ảnh hưởng (KOL: Key Opinion Leader) trên mạng xã hội.

Công ty này góp phần quan trọng trong việc tìm kiếm nguồn lực và sản xuất ra thế hệ KOL tiếp theo để đáp ứng cơn khát của Trung Quốc hiện nay về “entertainmerce” – kết hợp giữa entertainment (giải trí) và e-commerce (thương mại điện tử).  

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn số liệu của công ty nghiên cứu thị trường iResearch cho hay doanh số bán lẻ từ thị trường live-stream tại Trung Quốc đã tăng 180% năm 2016 và đạt 21 tỷ nhân dân tệ (tương đương 3 tỷ USD). Nội dung của các live-stream bao gồm từ ca hát, nhảy múa cho đến chia sẻ kiến thức và đời sống thường ngày của các KOL. 

Chú thích ảnh
Million Zhu, 20 tuổi, nhảy múa trước camera máy tính. Ảnh: SCMP

Kể từ khi bán hàng qua live-stream bùng nổ năm 2016, hình thức này đã mở ra một kênh mới cho phép cư dân mạng thỏa mãn lối mua sắm tức thời “tôi thấy, tôi thích, tôi mua”. 

Giám đốc của Hifan, anh Tiger Ai cho biết công ty anh đã thu về gần 30 triệu nhân dân tệ (tương đương 4,4 triệu USD) doanh thu bán lẻ trong năm 2017 bằng cách sử dụng các KOL riêng để bán hàng, phần lớn là mỹ phẩm và quần áo thời trang. 

Lò đào tạo “sao” mạng xã hội này có lịch làm việc kín mít. Tiger làm việc từ 12 – 14 tiếng/ngày trong khi những KOL tại đây làm ca 8 tiếng, bắt đầu từ 16h hoặc 21h cho đến tận khuya – thời điểm những người mua sắm online hoạt động nhiều nhất. Ở Hifan có 12 phòng lên hình, mỗi phòng mang một bối cảnh khác nhau. Một số được trang trí như phòng khách và căn hộ của các cô gái, số khác chỉ bày bàn trang điểm hoặc thiết kế như một quán rượu thượng lưu.

“Mặc dù trông có vẻ nhàn hạ nhưng đây là một ngành nghề rất khốc liệt, nó hút cạn năng lượng của bạn. Thời điểm đẹp nhất trong sự nghiệp của KOL là những năm đầu của tuổi 20. Rất chóng vánh, sự nghiệp của họ chỉ kéo dài vài năm và sau đó họ bị đào thải”, Tiger Ai nói. 

Trong thời hoàng kim, họ cần nổi danh nhất có thể để sử dụng thành công của mình để chuyển sang một lĩnh vực khác. Khi khách hàng đòi hỏi tính minh bạch và đáng tin hơn trong mua sắm, sở hữu một đặc điểm nào đó làm họ ngưỡng mộ sẽ thêm yếu tố tin cậy cho doanh số bán hàng. Có hai tuýp người live-stream: những người muốn hàng hóa và những người có năng khiếu giải trí. 

Với việc ranh giới phân chia thương mại điện tử, mạng xã hội và giải trí ngày càng mờ nhạt, Tiger tin rằng ngành mua sắm qua live-stream ở Trung Quốc sẽ phát triển thành một hình thức bán lẻ chủ đạo. Thành công của KOL dựa trên tính cách của họ và cách họ dùng năng lượng của mình để lôi kéo người xem cũng như tạo được lượng người theo dõi trung thành. 

Chú thích ảnh
Nhờ các KOL được đào tạo bài bản, Hifan bán hàng tới tấp. Ảnh: SCMP

KOL sẽ được chia hoa hồng 20 – 30% cho mỗi món hàng bán qua live-stream. Những người tập trung vào giải trí thì kiếm tiền bằng những món quà ảo từ người hâm mộ, thứ có thể quy đổi ra tiền thật.

Đa số KOL có thu nhập từ 20.000 – 40.000 nhân dân tệ/tháng. Họ làm việc ở mọi nơi: văn phòng, nhà riêng hoặc ngay chỗ công cộng. Cici He, 22 tuổi, không phải một ngôi sao live-stream thông thường. Cô phụ trách chương trình bán hàng trực tuyến cho một khu chợ bán buôn nhắm vào các khách hàng trẻ tuổi. Mỗi tháng cô thu được 90.000 – 100.000 nhân dân tệ tiền hoa hồng. 

Hay như Sucola Lin, vũ công 20 tuổi với vẻ ngoài trẻ trung, có hơn 130.000 người hâm mộ trên Weibo – mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc và trang bán hàng Taobao kiếm ít nhất 60.000 nhân dân tệ hàng tháng nhờ việc bán mỹ phẩm. Sucola đã trải qua một khóa huấn luyện tổng quát tại Hifan bao gồm kỹ năng nhảy và trò chuyện. 

Một học viên khác của Yoyo Jiang, 27 tuổi, từng là giáo viên song muốn gây dựng sự nghiệp để bán nhãn thời trang của riêng cô. Cô hy vọng mở rộng lượng người theo dõi trang mạng xã hội của mình cũng như trở thành một KOL giải trí vì thế cô miệt mài tập hát, múa và tương tác với fan. 

Sự gắn kết giữa người live-stream và người xem vô cùng quan trọng. Trong một buổi live-stream, người xem có thể đặt câu hỏi để người live-stream hoặc phụ tá của họ trả lời. “Người hâm mộ muốn thần tượng của mình chia sẻ những hiểu biết của riêng họ, tất cả đều có lợi cho việc tăng tính sôi động cho cửa hàng trực tuyến để tạo ra một bầu không khí chào đón lôi kéo người theo dõi tiêu tiền”, chủ công ty Hifan nói. 

Theo ước tính năm 2017 của hãng đầu tư Kleiner Perkins, các chương trình phát sóng trực tuyến ở Trung Quốc đã làm lu mờ các trò chơi điện thoại di động, chương trình truyền hình, đài phát thanh, video và âm nhạc như một nguồn doanh thu hàng giờ.

Hoàng Trang/Báo Tin tức
Cảnh báo thảm họa xung điện từ ‘xóa sổ’ 90% dân Mỹ
Cảnh báo thảm họa xung điện từ ‘xóa sổ’ 90% dân Mỹ

Mỹ vừa lên tiếng cảnh báo một cuộc chiến điện tử trên toàn thế giới có thể xóa sổ Bắc Mỹ, châu Âu và Israel.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN