Ông Emmerson Mnangagwa (giữa) trong một sự kiện tại Harare, Zimbabwe ngày 7/1. Ảnh: AFP/TTXVN |
Trong khi đó, Trưởng ban thẩm tra tư cách nghị sĩ của đảng ZANU-PF, ông Lovemore Matuke cho biết ông Mnangagwa sẽ tuyên thệ nhậm chức trong vòng 48 giờ và sẽ đảm đương phần còn lại trong nhiệm kì của ông Mugabe, cho đến khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử, theo kế hoạch sẽ phải được tổ chức vào tháng 9/2018.
Cùng ngày, Tư lệnh quân đội Zimbabwe Constantino Chiwenga đã kêu gọi tất cả các đảng phái chính trị kiềm chế sau khi ông Mugabe từ chức tổng thống.
Tổng thống Robert Mugabe đã từ chức ngày 21/11 ngay sau khi Quốc hội Zimbabwe bắt đầu tiến trình luận tội đối với ông. Trong phiên họp luận tội, Chủ tịch Quốc hội Zimbabwe Jacob Mudenda thông báo Tổng thống Mugabe đã từ chức trong bức thư gửi đến Quốc hội đồng thời dừng tiến trình luận tội.
Trước đó, trong một cuộc bỏ phiếu, 230 nghị sĩ của đảng Zanu-PF cầm quyền trong tổng số 260 nghị sĩ Quốc hội Zimbabwe đã thông qua kiến nghị luận tội tổng thống, trong khi hàng nghìn người dân Zimbabwe cũng tập trung trước Quốc hội để biểu tình yêu cầu ông Mugabe từ chức. Trong suốt thời gian qua, các nghị sỹ từ khắp Zimbabwe đã kêu gọi ông Mugabe từ chức sau khi quân đội nước này nắm quyền kiểm soát.
Hai tuần trước, quyết định của Tổng thống Mugabe cách chức Phó Tổng thống Mnangagwa đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Tư lệnh quân đội Constantino Chiwenga và châm ngòi cho cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia châu Phi này. Đêm 14/11, quân đội nước này đã tiến hành các hoạt động quân sự nhằm truy lùng "những phần tử tội phạm" xung quanh ông Mugabe, giành quyền kiểm soát các cơ quan nhà nước và các phương tiện truyền thông, đồng thời quản thúc Tổng thống Mugabe và vợ là bà Grace Mugabe tại khu “Nhà Xanh” ở thủ đô Harare. Dù khẳng định đây không phải là cuộc đảo chính, nhưng phía quân đội Zimbabwe cùng nhiều lãnh đạo đảng ZANU-PF cầm quyền đã gây sức ép đòi Tổng thống Mugabe từ chức.
Ngày 21/11, Mỹ đã kêu gọi tiến hành các cuộc bầu cử tự do và công bằng, cũng như sự tôn trọng kiên định với nguyên tắc luật pháp ở Zimbabwe, sau khi Washington gọi quyết định từ chức Tổng thống Zimbabwe của ông Robert Mugabe là "thời khắc lịch sử".
Trong một thông báo, Đại sứ quán Mỹ ở Harare nhấn mạnh: "Tối nay đánh dấu một thời khắc lịch sử đối với Zimbabwe. Dù chính phủ nước này có thiết lập thỏa thuận ngắn hạn nào, con đường phía trước phải dẫn tới những cuộc bầu cử tự do, công bằng và toàn diện".
Tổng thống Robert Mugabe đã từ chức ngày 21/11 ngay sau khi Quốc hội Zimbabwe bắt đầu tiến trình luận tội đối với ông. Trong phiên họp luận tội, Chủ tịch Quốc hội Zimbabwe Jacob Mudenda thông báo Tổng thống Mugabe đã từ chức trong bức thư gửi đến Quốc hội đồng thời dừng tiến trình luận tội.
Sau đó trong ngày 21/11, Thư ký pháp lý của đảng cầm quyền ZANU-PF ở Zimbabwe, ông Patrick Chinamasa cho biết cựu Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống nước này vào ngày 22 hoặc 23/11, sau khi ông Robert Mugabe từ chức. Trong khi đó, Trưởng ban thẩm tra tư cách nghị sĩ của đảng ZANU-PF, ông Lovemore Matuke cho biết ông Mnangagwa sẽ tuyên thệ nhậm chức trong vòng 48 giờ và sẽ đảm đương phần còn lại trong nhiệm kì của ông Mugabe, cho đến khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử, theo kế hoạch sẽ phải được tổ chức vào tháng 9/2018.
Cùng ngày, Tư lệnh quân đội Zimbabwe Constantino Chiwenga đã kêu gọi tất cả các đảng phái chính trị kiềm chế sau khi ông Mugabe từ chức tổng thống.
Trước đó, trong một cuộc bỏ phiếu, 230 nghị sĩ của đảng Zanu-PF cầm quyền trong tổng số 260 nghị sĩ Quốc hội Zimbabwe đã thông qua kiến nghị luận tội tổng thống, trong khi hàng nghìn người dân Zimbabwe cũng tập trung trước Quốc hội để biểu tình yêu cầu ông Mugabe từ chức. Trong suốt thời gian qua, các nghị sỹ từ khắp Zimbabwe đã kêu gọi ông Mugabe từ chức sau khi quân đội nước này nắm quyền kiểm soát.
Hai tuần trước, quyết định của Tổng thống Mugabe cách chức Phó Tổng thống Mnangagwa đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Tư lệnh quân đội Constantino Chiwenga và châm ngòi cho cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia châu Phi này. Đêm 14/11, quân đội nước này đã tiến hành các hoạt động quân sự nhằm truy lùng "những phần tử tội phạm" xung quanh ông Mugabe, giành quyền kiểm soát các cơ quan nhà nước và các phương tiện truyền thông, đồng thời quản thúc Tổng thống Mugabe và vợ là bà Grace Mugabe tại khu “Nhà Xanh” ở thủ đô Harare. Dù khẳng định đây không phải là cuộc đảo chính, nhưng phía quân đội Zimbabwe cùng nhiều lãnh đạo đảng ZANU-PF cầm quyền đã gây sức ép đòi Tổng thống Mugabe từ chức.