COVID kéo dài tác động khác nhau đối với thanh thiếu niên và trẻ em

Một nghiên cứu mới về những tác động kéo dài của COVID-19, còn được gọi là "Long COVID" cho thấy tác động khác biệt lên nhóm đối tượng người mắc bệnh là thanh thiếu niên (12-17 tuổi) và trẻ em (6-11 tuổi).

Chú thích ảnh
Trẻ em xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Nghiên cứu do Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) hỗ trợ và đăng tải trên tạp chí y khoa JAMA ngày 21/8 có sự tham gia của 3.860 trẻ em và thanh thiếu niên có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 tại hơn 60 địa phương trên khắp nước Mỹ từ tháng 3/2022 đến tháng 12/2023.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được 18 triệu chứng kéo dài phổ biến hơn ở trẻ em, trong đó có đau đầu, sau đó là khó nhớ hoặc mất tập trung, khó ngủ và đau bụng. Ở thanh thiếu niên, có 17 triệu chứng phổ biến hơn như bao gồm mệt mỏi ban ngày, buồn ngủ hoặc thiếu năng lượng; đau cơ, cơ bắp hoặc khớp; đau đầu; khó nhớ hoặc mất tập trung.

Ông David Goff, Giám đốc bộ phận Khoa học Tim mạch tại Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia thuộc NIH cho biết hầu hết các nghiên cứu đặc trưng về các triệu chứng COVID kéo dài đều tập trung vào người lớn. Điều này có thể dẫn đến hiểu sai rằng COVID kéo dài ở trẻ em hiếm gặp hoặc các triệu chứng của chúng giống như của người lớn. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích tối ưu hóa chăm sóc cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng do COVID-19.

Lan Phương (TTXVN)
Cứ 9 người trưởng thành lại có 1 người mắc chứng COVID kéo dài tại Mỹ 
Cứ 9 người trưởng thành lại có 1 người mắc chứng COVID kéo dài tại Mỹ 

Theo số liệu mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, trung bình cứ 9 người trưởng thành từng mắc COVID-19 tại nước này lại có 1 người tiếp tục trải qua giai đoạn COVID kéo dài (Long COVID) với nhiều triệu chứng khác nhau. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN