Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) thị sát cuộc tập trận pháo binh tại một địa điểm bí mật trên lãnh thổ nước này. Ảnh: Reuters/TTXVN |
Một ví dụ cụ thể nhất cho điều này là ông Kim đã gửi thiệp chúc mừng năm mới đầu tiên đến Tổng thống Nga Vladimir Putin, trước khi gửi đến các nhà lãnh đạo Bắc Kinh và các đồng minh khác của Bình Nhưỡng.
Mặc dù không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự tăng trưởng đáng kể trong hoạt động thương mại giữa Nga và Triều Tiên, nhưng các mối liên kết về kinh doanh và vận tải giữa 2 bên đã trở nên nhộn nhịp hơn trước. Tuần tới, hai bên sẽ đưa vào hoạt động một dịch vụ chuyên chở mới bằng phà và dự kiến vận chuyển khoảng 200 hành khách cùng 1.000 tấn hàng hóa mỗi tháng 6 lần giữa Triều Tiên và cảng Vladivostok của Nga.
Số liệu về vận tải biển do Thomson Reuters Eikon cung cấp cho thấy đã có luồng lưu chuyển đều đặn của các tàu chở dầu từ Vladivostok đến các cảng ở bờ biển phía Đông của Triều Tiên.
Chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên Leonid Petrov thuộc Đại học Quốc gia Australia nhận định: "Triều Tiên không quan tâm đến sức ép hoặc các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc vì đã có Nga gần đó rồi. Bình Nhưỡng lâu nay đã gây xung đột giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng trong suốt nửa thế kỷ qua để cho họ cạnh tranh quyền viện trợ và gây ảnh hưởng đối với Triều Tiên".
Trong khi đó, chuyên gia về Nga tại Đại học Oxford (Anh), ông Samuel Ramani, nhận định rằng việc hỗ trợ cho chính quyền Bình Nhưỡng có thể đem lại lợi ích kinh tế cho Moskva. Điều này sẽ thể hiện rằng Nga là "một đối tác trung thành với các chính quyền chống phương Tây đang phải đối mặt với sự cô lập và trừng phạt".