Tuy nhiên, báo cáo cho rằng các đám cháy rừng sẽ không tác động đáng kể đến quá trình hướng tới mục tiêu giảm phát khí thải vào năm 2020 và 2030 của Australia theo các thỏa thuận Kyoto và Paris về biến đổi khí hậu do lượng khí thải tăng thêm sẽ không được tính dựa trên giả định rằng lượng khí thải phát sinh thêm sẽ được tái hấp thụ hoàn toàn bởi cây rừng tái sinh, trừ khi có thay đổi về sử dụng đất ở những khu vực bị cháy.
Bộ trưởng Năng lượng Angus Taylor cho biết 90% các khu vực bị ảnh hưởng bởi cháy rừng nằm trong các vườn quốc gia và các khu vực bảo tồn khác hoặc trong các khu rừng của nhà nước sử dụng cho mục đích khai thác gỗ. Báo cáo của Bộ Công nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên ước tính các khu rừng bị ảnh hưởng bởi các đám cháy rừng sẽ được phục hồi hoàn toàn và Bộ sẽ tích cực giám sát các khu vực bị ảnh hưởng để đảm bảo sự phục hồi này.
Báo cáo cho biết thêm 96% lượng khí thải từ các đám cháy rừng ở khu vực thủ đô Canberra trong mùa Hè 2002-2003 đã được tái hấp thu, phần không được hấp thụ hết là do những thay đổi trong sử dụng đất xung quanh Canberra sau vụ cháy.
Australia hiện thải ra khoảng 530 triệu tấn CO2 mỗi năm.