Cạnh tranh Mỹ - Trung ở châu Á: Cuộc đấu giữa cá mập và voi

Chiến lược “xoay trục” mù mờ của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tạo ra sàn đấu cho tranh chấp siêu cường ở Đông Á.

Theo từ điển Oxford, “xoay trục” (pivot) có nghĩa là “xoay trên một chiếc trục quay”. Nếu coi đó là danh từ, thì quả thực nó diễn tả đúng sự “mập mờ” chính sách của Mỹ tại Thái Bình Dương: Một trục mà ở đó có thể xoay; chỉ có điều là chẳng biết người ta muốn nói nó quay về bốn hướng hay là quanh trục trung tâm.

Chính sách "xoay trục" của Mỹ gây khó cho nhiều nước trước việc lựa chọn chính sách giữa thế đối đầu Mỹ - Trung. Ảnh minh họa. Nguồn: US Navy


Vấn đề ở đây là: Thực khó để có tìm thấy điểm hướng hay điểm trung tâm trong chính sách của Mỹ. Dường như chỉ có một điều được coi là rõ ràng: Mỹ đang xoay từ Tây Á sau một thập kỉ chiến tranh (tốn kém mà chẳng giúp ích gì) sang Đông Á, một khu vực quan trọng và chiến lược hơn. Theo đó, điểm trung tâm của “xoay trục” này có thể là châu Á và Mỹ thì chuyển từ hướng này sang hướng khác. Thế nhưng khái niệm “Thái Bình Dương” lại là một sự chuyển hướng rộng hơn, dù các đồng minh và cam kết mới ở Ấn Độ Dương dường như cũng chiếm thế cân bằng, nếu không nói là nổi trội hơn ở Thái Bình Dương. Ấn Độ là trường hợp nổi bật - một đất nước nằm ở gần điểm trung tâm.

Khi mà yếu tố địa chính trị còn chưa rõ ràng, đương nhiên việc tìm hiểu các khía cạnh an ninh, nhất là an ninh quân sự cũng khó khăn hơn bao giờ hết. Hôm 25/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra một cách tiếp cận phân bổ nguồn lực, với ngụ ý rằng Trung Quốc là thách thức số một đối với Mỹ, và vì thế việc cắt giảm bộ binh sẽ phải được bù đắp bởi đầu tư cho lực lượng không quân và hải quân. Thế nhưng, phân bố miếng bánh ngân sách dường như chẳng có sự dịch chuyển nào so với thời kì cũ. Vậy nên, điều mà ông Hagel muốn nói với Quốc hội Mỹ là: “Chính sách trưng thu ngân sách là rất tệ, hãy rút lại sức ép”.

Đó là với Mỹ, còn bối cảnh tại khu vực thì sao? Đó là một nước Nhật đang được lãnh đạo bởi đảng Dân chủ Tự do theo đường hướng thủ cựu, một Triều Tiên hành xử bất thường với con bài hạt nhân, một Trung Quốc với quân đội ngày có sức nặng ảnh hưởng trong các quyết định chính trị ở Bắc Kinh. Những nước đồng minh khác thì đang rối bời trước “xoay trục” của Mỹ: Một Thái Lan ngày càng giống với Nigeria, một Australia “lúng túng” trong khi New Zealand còn chần chừ. Dường như chẳng ai có thể thuyết phục được các nước này rằng họ “nên tin vào Mỹ”.

Vậy thì chính sách Thái Bình Dương của Mỹ hướng vào đâu? Không khéo, nó sẽ là sự chuẩn bị cho những sự kiện thảm họa có thể xảy đến. Hãy tưởng tượng thế này: Lấy một tờ giấy A4, viết tên “Trung Quốc”, “Mỹ” ở khoảng giữa và dưới đó là tên các nước tạm gọi là “đồng minh” của hai cường quốc này. Tiếp đó, viết tiếp tên các nước ở khu vực, với Ấn Độ là điểm trục chính và gồm tất cả các nước nằm phía đông Ấn Độ. Hầu hết các nước sẽ rơi vào nhóm không liên kết. Ngay cả những nước bị ràng buộc bởi hiệp định an ninh ký với Mỹ, như Philippines, cũng muốn nằm trong số này. Trong danh sách, đừng bỏ qua Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, vì họ cũng ở châu Á và rất quan trọng đối với tương lai châu Á. Nếu coi đây là bài tập thực hành tại những trường lớp dạy về nghệ thuật quân sự, có thể thấy rằng triển vọng xung đột sẽ là trên diện rộng.

Các nước sẽ đứng về cường quốc lớn có khả năng ép buộc họ phải làm vậy, hoặc là trước nguy cơ bị đối thủ kia “nuốt chửng”. Nếu xung đột lên đến đỉnh điểm, hỏa lực mặt đất toàn diện sẽ đối đầu với hỏa lực khủng khiếp từ hướng biển. Đó sẽ là hình ảnh mô phỏng cuộc chiến giữa voi với cá mập. Cá mập thì không thể lên bờ, còn voi thì cũng không thể xuống biển. Các cố gắng vật lộn giữa hai thực thể này sẽ tạo ra “địa ngục” thực sự cho bất kì ai nằm trong không gian kề bên.


Hoài Thanh (Foreign Policy In Focus)

Mỹ-Trung xây dựng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới
Mỹ-Trung xây dựng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết sẵn sàng hợp tác nhằm tiếp tục đưa hai nước đi theo lộ trình hướng tới xây dựng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN