Thủ tướng Anh Theresa May (phải) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker (trái) tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu ở Valletta, Malta ngày 3/2. Ảnh:AFP/TTXVN |
Phát biểu với nhật báo kinh doanh Handelsblatt của Đức, ông Oettinger nói: "Tôi không cho rằng các nước nộp ngân sách lớn sẽ phải gánh vác toàn bộ phần đóng góp của Anh. Kể cả Ba Lan và nhiều nước khác được hưởng lợi từ ngân sách của EU cũng không chấp nhận điều này. ..Có thể sẽ có sự thỏa hiệp".
Do ngân sách tài chính phải tăng chi tiêu cho cuộc khủng hoảng người di cư, kế hoạch phòng thủ tập thể và cuộc chiến chống khủng bố, nên EU sẽ phải cắt giảm ngân sách cho các lĩnh vực truyền thống, như trợ cấp nông nghiệp. Ông Oettinger khẳng định ông phản đối việc cho ra đời một loại thuế đặc biệt để tăng ngân sách cho EU như gợi ý của cựu Thủ tướng Italy Mario Monti (Ma-ri-ô Môn-ti), thay vào đó ngân sách của khối sẽ bù đắp nhờ tăng thuế nhiên liệu tại một số nước thành viên ở mức 1 hoặc 2 cent/lít xăng.
Ông Oettingecho biết Anh sẽ phải tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các dự án của EU kể cả sau khi nước này rời EU dự kiến vào năm 2019. Ông khẳng định những khoản đóng góp của Anh cho EU sẽ không dừng đột ngột khi nước này ra khỏi "mái nhà chung' châu Âu.