Biến thể XBB.1.5 lan rộng, WHO khuyến cáo đeo khẩu trang trên các chuyến bay dài

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng các quốc gia nên xem xét khuyến cáo hành khách đeo khẩu trang trên các chuyến bay đường dài để chống lại biến thể phụ Omiron mới nhất. 

Chú thích ảnh
Các hành khách khởi hành từ Trung Quốc xếp hàng chờ kiểm tra giấy chứng nhận tiêm vaccine COVID-19 tại sân bay Pháp Charles-de-Gaulle. Ảnh: AFP

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 10/1, các quan chức WHO và châu Âu cho biết tại khu vực này, số ca nhiễm biến thể phụ XBB.1.5 còn thấp so với ở Mỹ, nhưng đang ngày càng tăng lên.

Quan chức cấp cao về tình trạng khẩn cấp của WHO tại châu Âu Catherine Smallwood đề xuất người dân nên đeo khẩu trang tại những nơi có rủi ro cao lây truyền COVID-19, chẳng như các chuyến bay đường dài.

XBB.1.5 là biến thể phụ của chủng Omicron có khả năng lây truyền cao nhất được phát hiện cho đến nay. Biến thể này chiếm 27,6% số ca mắc COVID-19 tại Mỹ trong tuần lễ kết thúc vào ngày 7/1.

Hiện chưa rõ liệu XBB.1.5 có gây ra làn sóng lây nhiễm trên toàn thế giới hay không. Và các chuyên gia tin tưởng các loại vaccine hiện nay sẽ tiếp tục bảo vệ mọi người chống lại các triệu chứng nghiêm trọng khi mắc, cũng như là nguy cơ nhập viện và tử vong.

“Các quốc gia cần xem xét cơ sở bằng chứng để xét nghiệm trước khi khởi hành”, bà Smallwood nói thêm, đồng thời cho biết các biện pháp đi lại không nên được thực hiện theo cách phân biệt đối xử.

Hiện chiếm ưu thế lây truyền trên toàn cầu, XBB.1.5 là một nhánh của dòng virus XBB, được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 10. Bản thân nó là sự tái tổ hợp của hai biến thể phụ Omicron khác nhau. 
Những lo ngại về XBB.1.5 dấy lên sau khi tại Mỹ ghi nhận hàng loạt các trường hợp mắc mới, gia tăng cùng lúc với làn sóng bùng phát tại Trung Quốc, sau khi quốc gia này từ bỏ chính sách “Zero COVID” vào tháng trước.

Theo dữ liệu do WHO báo cáo vào đầu tháng này, một phân tích của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho thấy hai biến thể phụ của Omircon là BA.5.2 và BF.7 đang chiếm ưu thế trong các mắc tại địa phương.

Nhiều nhà khoa học, trong đó có cả WHO, đánh giá số liệu của Trung Quốc có thể không phản ánh hết mức độ thực tế của đợt bùng phát lần này. 

Hơn chục quốc gia trên thế giới đã yêu cầu các du khách đến từ Trung Quốc xét nghiệm COVID-19 trước khi nhập cảnh.  

WHO cho biết hiện chưa có bằng chứng cho thấy XBB.1.5 có thể gây bệnh nặng hơn so với những biến thể đã biết trước đó. Tuy nhiên, bà Van Kerkhove nhấn mạnh tình trạng số ca mắc XBB.1.5 tăng đột biến một lần nữa cho thấy thế giới vẫn cần phải cảnh giác với COVID-19. Chỉ trong tháng 12/2022, WHO đã nhận báo cáo hơn 13 triệu ca mắc mới trên toàn thế giới nhưng đây chưa phải con số thực tế bởi hoạt động theo dõi ca mắc mới đã ít được quan tâm hơn.

Cũng trong tháng này, số ca tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu đã tăng khoảng 15% so với tháng trước đó. WHO lưu ý mỗi tuần gần 10.000 ca tử vong vì COVID-19 và đây vẫn là con số lo ngại dù con số thực tế còn có thể cao hơn nhiều.

Tin vui là có nhiều biện pháp điều trị COVID-19, trong đó có các loại thuốc kháng virus như Paxlovid, vẫn có hiệu quả khi điều trị ca bệnh nhiễm XBB.1.5. Các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang và cải thiện lưu thông thông khí trong môi trường kín cũng giúp giảm tốc độ lây lan XBB.1.5. Chuyên gia Hirsch chỉ ra điều may mắn là đây không phải virus mới mà là dòng phụ mới của biến thể đã biết với khả năng lây lan dễ hơn và nhanh hơn một chút.

Hoàng Trang/Báo Tin tức
WHO châu Âu kêu gọi các nước cân nhắc kỹ các biện pháp hạn chế đi lại phòng dịch COVID-19
WHO châu Âu kêu gọi các nước cân nhắc kỹ các biện pháp hạn chế đi lại phòng dịch COVID-19

Ngày 10/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu nhận định làn sóng COVID-19 hiện nay ở Trung Quốc ít có khả năng tác động đáng kể tới tình hình dịch bệnh tại khu vực này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN