Báo Mỹ vạch rõ hai điểm yếu chí mạng của quân đội Trung Quốc

Trải qua nhiều đợt cải cách, nhưng quân đội Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những vấn đề thực tế, trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng tác chiến và hướng phát triển của chiến tranh tương lai.


Ảnh minh họa: VCG

Thất bại toàn diện của quân đội Iraq dưới thời Saddam Hussein trong chiến dịch “Bão táp Sa mạc” cho thấy tính huỷ diệt mà các loại vũ khí công nghệ cao có thể tạo ra, trở thành một trong những động lực để quân đội Trung Quốc thực hiện cuộc chuyển đổi ưu tiên xây dựng một quân đội thông tin hoá đi kèm với phát triển khoa học công nghệ quân sự ở trình độ cao, giảm quân số từ 2,5 triệu xuống còn 2,3 triệu, đảm bảo chiến thắng chiến tranh khu vực dưới ảnh hưởng của công nghệ cao.

 

Phát biểu tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II hồi đầu tháng 9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố cắt giảm 300.000 quân mà theo thông báo của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân thì sẽ hoàn thành trước cuối năm 2017. Đây là lần cắt giảm quân lần thứ tư kể từ những năm 1980 và như những lần trước, sẽ đánh dấu bước cải cách của quân đội Trung Quốc nhằm hoàn thành mục tiêu hiện đại hoá nhanh chóng trong những năm tiếp theo.

 

Trên phương diện phát triển vũ khí, tạp chí Lợi ích Quốc gia của Mỹ vừa cho biết quân đội Trung Quốc đã chuyển hướng sang xây dựng năng lực tác chiến thông tin hóa. Nếu như trong những năm 1990, Trung Quốc chỉ có 50 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn, chỉ bắn được qua Eo biển Đài Loan thì nay đã có 1.200 quả tên wlar tầm ngắn cùng đủ loại tên lửa hành trình bắt đi từ đất liền, trên biển, trên không và một hệ thống phòng không lớn mạnh, giúp phạm vị tấn công mở rộng ra toàn bộ chuỗi đảo thứ nhất và một phần chuỗi đảo thứ hai. Ngoài ra, năng lực vũ trụ của Trung Quốc cũng tăng mạnh, từ việc chỉ có 10 vệ tinh vào năm 2000 đã tăng lên 181 vệ tinh trong năm 2016.

 

Dẫu vậy, quân đội Trung Quốc vẫn bộc lộ hai điểm yếu chí mạng. Thứ nhất, chưa từng trải qua chiến tranh hiện đại hóa trong khi đó dù có tổ chức thêm nhiều cuộc thao diễn phức tạp thì cũng không thể bảo đảm sẽ thực chiến thành công. Thứ hai, thiết thụt nghiêm trọng kinh nghiệm và năng lực tác chiến liên hợp hữu hiệu mà một cuộc chiến tranh thông tin hóa đòi hỏi.

 

Ngoài ra, theo hãng tư vấn RAND Corp của Mỹ, tình trạng tham nhũng cũng đặt quân đội Trung Quốc trước thách thức nghiêm trọng. Một loạt tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc đã bị bắt, điều tra vì hành vi nhận hối lộ, mua bán quân hàm, lạm dụng quyền lực, trong đó có cả các tướng lĩnh từng giữ chức vụ chóp bu trong quân đội như hai cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu hay gần đây nhất là Phó Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Vương Kiến Bình.

 

Cùng với những yếu kém trong hệ thống tổ chức và khả năng chiến đấu, theo RAND Corp, tất cả có thể hạn chế khả năng thực hiện thành công các chiến dịch chiến tranh thông tin, tác chiến hỗn hợp mà các chiến lược gia quân sự Trung Quốc coi là cần thiết để chiến thắng trong tương lai.

Hoàng Hà
Nhật Bản lên kế hoạch “bắt chết” tàu sân bay Trung Quốc
Nhật Bản lên kế hoạch “bắt chết” tàu sân bay Trung Quốc

Biết rõ điểm yếu chí mạng của tàu sân bay Trung Quốc, Nhật Bản đã tìm ra cách bắt chết chúng một khi chúng tiến vào Thái Bình Dương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN