VN-Index tiếp tục tăng tốc

Dòng tiền lan tỏa tốt trên toàn thị trường trong phiên sáng 26/11, giúp VN-Index tiếp tục vượt mốc 1.500 điểm, dừng ở mức 1.505,1 điểm. 

Chú thích ảnh
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hiện số lượng tài khoản theo báo cáo số liệu có khoảng 4 triệu tài khoản nhưng thực tế tài khoản giao dịch hàng ngày chỉ đạt hơn 1 triệu.

Chốt phiên sáng 26/11, VN-Index tăng 4,29 điểm (+0,29%), lên 1.505,1 điểm. Sàn HoSE có 166 mã tăng (15 mã tăng trần) và 289 mã giảm, Trong nhóm VN30, cổ phiếu VIC có mức tăng tốt nhất (+4,9%) lên mức 98.600 đồn/cổ phiếu, đóng vai trò dẫn dắt nhóm cổ phiếu bất động sản, đóng góp lớn nhất vào đà tăng của chỉ số chung khi chốt phiên sáng 26/11. 

Đặc biệt, thanh khoản VIC tăng mạnh, gấp nhiều lần so với cả phiên giao dịch trong thời gian gần đây với hơn 6,24 triệu đơn vị (trung bình 10 phiên giao dịch gần đây, thanh khoản của VIC đạt hơn 2 triệu đơn vị). Các mã khác trong nhóm bất động sản cũng có mức tăng tốt như: NVL +3% với 112.300 đồng/cổ phiếu; PDR + 1,6% với 95.700 đồng/cổ phiếu. 

Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán trong phiên sáng 26/11 tỏ ra khá ảm đạm với sắc đỏ bao phủ trên diện rộng. Ngoài các mã SHB, VIB, VPB, BID, STB giữ được sắc xanh, còn lại các mã trong nhóm ngân hàng đều giảm trên dưới 1%. 

Chốt phiên sáng 26/11, HNX-Index giảm 1,09 điểm (-0,24%) xuống 458,58 điểm. Sàn HNX có 85 mã tăng và 157 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 69,72 triệu đơn vị, giá trị 1.920 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,58 triệu đơn vị, giá trị 96,91 tỷ đồng. Đặc biệt, chốt phiên sáng cuối tuần, cổ phiếu trên sàn HNX là CEO có mức tăng tới 9,8% lên mức 42.500 đồng/cổ phiếu, với khối lượng khớp lệnh 1,1 triệu đơn vị và dư mua trần 2,16 triệu đơn vị.

Theo ông Nguyễn Duy Thanh Phương, Giám đốc kinh doanh Chứng khoán Yuanta Việt Nam, thị trường chứng khoán vượt mốc lịch sử 1.500 điểm là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố như: Yếu tố dòng tiền trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp, trong khi giá cả hàng hóa đang tăng mạnh, dẫn đến lo ngại khả năng lạm phát cao năm 2022, nên nhà đầu tư đang rút tiền tiết kiệm để đầu tư tài sản. Bên cạnh đó, kênh chứng khoán được ưa thích, bởi không cần yêu cầu vốn lớn và tính thanh khoản cao. Dự báo, làn sóng mở tài khoản sẽ tiếp diễn và lượng tiền đổ vào sẽ tăng tương ứng, điều này tạo hiệu ứng tốt cho dòng tiền.

“Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế khi Quốc hội sắp bàn thảo về chính sách hỗ trợ sau đại dịch như tung các gói cứu trợ cho doanh nghiệp và đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2022. Chính sách bơm tiền ra nền kinh tế cũng sẽ giúp ngành chứng khoán được hưởng lợi, thể hiện thông qua việc kinh tế phục hồi”, đại diện Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết. 

Còn đại diện Công ty Chứng khoán Rồng Việt nhận định: Chỉ số lần đầu thử thách vùng đỉnh mới 1.500 điểm và đang có dấu hiệu chốt lãi ở khá nhiều cổ phiếu tăng trưởng. Với thử thách này, thị trường cần kiểm tra sự hưng phấn nên sẽ có những nhịp rung lắc quanh vùng đỉnh mới. Nhà đầu tư cần xem xét mức độ rủi ro để có chiến lược hợp lý; đồng thời khuyến nghị hạn chế giải ngân trên vùng cao này. Phía Yuanta Việt Nam dự báo: Thị trường có thể điều chỉnh ở phiên kế tiếp và VN-Index sẽ còn giằng co quanh ngưỡng 1.500 điểm hoặc có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ gần nhất 1.480 - 1.485 điểm.

Tin, ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức
Chứng khoán tăng mạnh, vượt mốc kỷ lục 1.500 điểm
Chứng khoán tăng mạnh, vượt mốc kỷ lục 1.500 điểm

Với mức tăng 11,94 điểm, tương đương 0,8% trong phiên chiều 25/11, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt mốc kỷ lục, vượt 1.500 điểm với hàng loạt cổ phiếu bất động sản tăng kịch trần và đà tăng của nhóm ngân hàng, chứng khoán hút dòng tiền. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN