Khơi thông vốn vay cho đồng bằng sông Cửu Long

Tại buổi làm việc ngày 30/12 với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các bộ, ngành liên quan về huy động vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài cho đầu tư phát triển vùng ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: “Quan điểm của Bộ là ủng hộ và đang thực hiện đúng các quy định, chủ trương, nghị quyết của Chính phủ về phát triển vùng ĐBSCL”.

Chú thích ảnh
Tổng vốn nước ngoài bố trí các dự án ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2025 là 43.000 tỷ đồng. Ảnh: Đ.Minh

Theo Bộ Tài chính, tại Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 1/4/2021, Chính phủ đã đồng ý chủ trương vay vốn 2 tỷ USD từ các đối tác phát triển nước ngoài theo phương thức tài trợ dự án cho đầu tư phát triển vùng ĐSBCL ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hiện Bộ Tài chính đã thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL trong việc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trong xây dựng phương án ưu tiên cân đối nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho vùng ĐBSCL, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo Bộ Tài chính, đến nay, nguồn vốn đầu tư công trung hạn của ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 đã được cấp có thẩm quyền giao cho các địa phương vùng ĐBSCL là hơn 99.981 tỷ đồng, trong đó, nguồn trong nước là hơn 85.013 tỷ đồng và nguồn nước ngoài là hơn 14.968 tỷ đồng. Dự kiến tổng nguồn vốn nước ngoài bố trí các dự án ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2025 là 43.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, đã chủ trì trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, để bổ sung cơ chế ưu đãi cho các dự án đủ điều kiện của ĐBSCL.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ Tài chính, trong quá trình tham mưu góp ý các đề xuất vay cho dự án, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với các đơn vị rà soát kỹ các quy định, như: Sự cần thiết, hiệu quả đầu tư thể hiện qua sự phù hợp với quy hoạch vùng, ngành, địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cơ sở xác định quy mô dự án và quy mô vốn vay; điều kiện vay, các điều kiện ràng buộc khác về mua sắm, giải phóng mặt bằng, đánh giá mức độ ưu đãi, và cơ chế tài chính, tác động đến nợ công, hạn mức nợ.

“Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng ĐBSCL. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là tập trung chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cho khu vực này. Tuy nhiên, hiện nay đầu tư cho khu vực ĐBSCL còn chưa thỏa đáng”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết.

Bộ Tài chính đề nghị Bộ KĐ&ĐT hướng dẫn lập thủ tục đầu tư; chủ động phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu chủ trương đầu tư (do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt)… Trong thẩm quyền của mình, về huy động vốn vay cho dự án đầu tư, Bộ Tài chính tham gia ý kiến trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư, và thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; đồng thời, chủ trì thẩm định cho vay lại (đối với dự án vay lại), đàm phán, ký hiệp định, thỏa thuận vay với các đối tác cho vay, trên cơ sở dự án đầu tư (F/S) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về phía các địa phương, cần tập trung xây dựng các dự án phù hợp với chiến lược phát triển và quy hoạch, đảm bảo yêu cầu.

Minh Phương/Báo Tin tức
Để du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh - Bài 2: Chưa bứt phá như kỳ vọng
Để du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh - Bài 2: Chưa bứt phá như kỳ vọng

Ngành Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tuy đã phục hồi sau đại dịch nhưng đang đứng trước nhiều thách thức trong quá trình phát triển như sản phẩm du lịch còn trùng lặp, chưa mang tính đặc thù, đặc sắc; hạ tầng du lịch chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển... Đây là những khó khăn kìm hãm ngành Du lịch của vùng tăng tốc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN