Thông tin từ Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, từ tháng 8/2022 - 8/2024, nhà trường sẽ triển khai lớp đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I thuộc “Dự án thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn” (Dự án 585, do Bộ Y tế chủ trì, Quỹ Thiện Tâm, Tập đoàn Vingroup tài trợ).
Ngày 19/5, tại Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế), Bộ Y tế tổ chức Lễ khai giảng lớp bác sỹ chuyên khoa cấp I, lớp 3 thuộc Dự án "Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn" (Dự án 585).
25 bác sỹ trẻ vừa tốt nghiệp khóa Đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I khóa 5 trong tổng số 354 bác sỹ đang được đào tạo tại 3 trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y - Dược Huế và Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng vừa được Bộ Y tế bàn giao cho Trung tâm Y tế các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa của 10 địa phương khu vực miền Bắc và miền Trung.
TS. Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) đề xuất một số ý kiến về sửa đổi Luật Giáo dục đại học, trong đó nhấn mạnh cần quy định cụ thể về trình độ, văn bằng, gắn trách nhiệm của các cơ sở y tế đối với việc đào tạo nhân lực ngành y tế, nhất là trong bối cảnh mở trường, mở ngành trong đào tạo y tế nở rộ như hiện nay.
Năm 2018, trường ĐH Nguyễn Tất Thành là đơn vị ngoài công lập đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh được phép đào tạo ngành Y khoa (mã ngành 7720101) theo quyết định số 5839/QĐ-BGDĐT.
Từ năm 2010, tỉnh Hòa Bình triển khai Đề án đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở tỉnh...với mong muốn đáp ứng đủ nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc, sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, qua hơn 2 năm triển khai Đề án này lại không đáp ứng được kỳ vọng...