Dư luận Hàn Quốc những ngày gần đây đang dấy lên tranh cãi về việc áp dụng mức lương tối thiểu riêng cho lao động giúp việc là người nước ngoài để có thể trả họ mức lương thấp hơn lương tối thiểu theo quy định.
Theo hãng tin Reuters, ngày 6/2, các nhà tổ chức Olympic Paris 2024 cho biết Chủ tịch ủy ban tổ chức thế vận hội này, ông Tony Estanguet đang đối mặt với một cuộc điều tra pháp lý về vấn đề tiền lương của ông.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang đề nghị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rà soát và thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động, nhất là vấn đề tiền lương, tiền thưởng; xây dựng kế hoạch thưởng Tết, sớm công khai cho người lao động được biết.
Ngày 4/10, hãng tin Reuters (Anh) dẫn nguồn thạo tin cho biết các nhà đàm phán của Nghiệp đoàn công nhân sản xuất ô tô Mỹ (UAW) và Ford Motor đã thu hẹp những bất đồng về vấn đề tiền lương sau khi nhà sản xuất này đưa ra một đề xuất mới.
Ngày 23/6, các bác sĩ làm việc tại bệnh viện ở Anh đã công bố kế hoạch đình công dài nhất trong lịch sử của Cơ quan Y tế quốc gia (NHS) liên quan đến vấn đề tiền lương.
Truyền thông Anh ngày 16/3 đưa tin Chính phủ Anh và các nhân viên y tế nước này vừa đạt được thỏa thuận về vấn đề tiền lương.
Tổ chức công đoàn GMB ngày 18/1 cho biết hơn 10.000 nhân viên cứu thương, trong đó có y tá, hộ lý và nhân viên tổng đài, sẽ tiến hành đình công thêm 4 ngày do bất đồng về vấn đề tiền lương và điều kiện làm việc.
Các bộ trưởng Anh sẵn sàng thảo luận về điều kiện làm việc, hoạt động của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và một loạt vấn đề khác ngoại trừ lương với các y tá để ngăn chặn các cuộc đình công dự kiến diễn ra vào ngày 15 và 20/12.
Các công đoàn ngành y tế ở Anh tuyên bố sẽ ngừng tiến hành các cuộc đình công được lên kế hoạch vào dịp Giáng sinh và Năm mới, nếu chính phủ đồng ý đàm phán nghiêm túc vấn đề tiền lương.
Ngày 24/6, một số tiếp viên của hãng hàng không Ryanair, Ireland đã đình công tại Bỉ, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhằm phản đối các vấn đề tiền lương và điều kiện làm việc. Sự việc này buộc Ryanair phải hủy hàng chục chuyến bay, khiến hàng trăm hành khách mắc kẹt.
Cảnh sát và quân đội Haiti đã đấu súng trong nhiều giờ đồng hồ ngay bên ngoài Phủ Tổng thống giữa làn sóng biểu tình leo thang liên quan tới vấn đề tiền lương và điều kiện làm việc của lực lượng cảnh sát.
Các thành viên Hiệp hội phi công hãng hàng không Anh British Airways (BALPA) ngày 16/12 đã chấp nhận thỏa thuận với hãng về vấn đề tiền lương, sau nhiều tháng bất đồng dẫn tới cuộc đình công lịch sử trong tháng 9 vừa qua.
Hãng hàng không Ryanair của Ireland thông báo, vào ngày 10/8 tới hãng sẽ hủy 250 chuyến bay đến và đi từ Đức sau khi các phi công tuyên bố sẽ hưởng ứng cuộc đình công quy mô lớn trên toàn châu Âu do bất đồng với giới chủ liên quan đến vấn đề tiền lương và điều kiện làm việc.
Ngày 13/9, hãng hàng không Scandinavian Airlines (SAS) đã phải hủy 100 chuyến bay do lo ngại cuộc bãi công với quy mô lớn của phi công Na Uy liên quan đến vấn đề tiền lương và điều kiện làm việc.
Cuộc đình công liên quan vấn đề tiền lương tại hãng hàng không lớn nhất của Đức - Lufthansa vẫn chưa có hồi kết.
Ngày 10/12, nhân viên an ninh tại hàng loạt sân bay ở Đức đã tiến hành đình công để phản đối vấn đề tiền lương, khiến một số sân bay tại nước này lâm vào tình trạng lộn xộn.